Cũng may mà ta đã nhanh chóng hành động. Ước gì hiện tại ta cũng có thể hành động nhanh như thế ...
- [Vietsub] Tủ lạnh được sản xuất như thế nào?
- Bạn đừng bao giờ cho 5 thứ thực phẩm sau vào tủ lạnh
- Chiếc pin dự phòng này có thể sạc một lúc 10 thiết bị, lại còn kiêm luôn chức năng tủ lạnh
- Điều hòa kiêm máy tạo độ ẩm sinh học "nghệ" nhất thế giới: không dùng điện cũng làm mát được phòng
- Khủng long bạo chúa T-Rex đã tích hợp "máy điều hòa không khí" trong hộp sọ
- "Điều hòa là con dao hai lưỡi", vì vậy chuyên gia sẽ chỉ bạn cách sống sót qua Hè mà không cần tới điều hòa
Ta biết rằng một trong những lý do tầng ozone thủng một lỗ là chất làm lạnh có trong tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ cũ - là CFC và nhiều chất khác, được gọi chung là ODS (chất ăn mòn ozone - ozone depleting substance); ta đã có thể tránh được điều này nếu như dùng tủ lạnh của Albert Einstein và Leo Szilard thiết kế xưa kia. Nhưng nghiên cứu mới còn chỉ ra thêm một tác hại nữa của ODS: khiến Bắc Cực ấm hơn, và đẩy nhanh tốc độ tan của băng trong khoảng thời gian 1955-2005.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên Nature dựa trên một loạt các mô hình khí hậu tiên tiến, được dựng lên trong nỗ lực tìm hiểu tác hại của ODS trong việc băng Bắc Cực tan. Trong cái rủi vẫn có cái may, vì ta phát hiện sớm và dừng việc ứng dụng ODS trong công nghiệp, tầng ozone và khí hậu Trái Đất mới đôi phần bình an như hiện tại. Cuối năm ngoái, NASA tuyên bố lỗ thủng tầng ozone tuy vẫn còn đó, nhưng đã đạt mức nhỏ nhất tính từ khi ta phát hiện ra nó - năm 1982 cho tới nay.
Các nhà nghiên cứu chọn mốc 1955 là bởi đó là quãng thời gian những chất ODS như chlorofluorocarbon và hydrochlorofluorocarbon xuất hiện đồng loạt trong ngành công nghiệp điện lạnh.
Họ cho chạy hai mô hình giả lập song song: một cho thấy bối cảnh đời thực, khi ODS ảnh hưởng tới Trái Đất suốt 50 năm tiếp theo mốc 1955; một cho thấy tác hại khi lượng ODS có trong không khí chỉ tương tự hồi ODS mới xuất hiện vào năm 1955.
Kết quả như sau: trong bối cảnh thứ nhất, nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm tăng 0,59 độ C; bối cảnh thứ hai, nhiệt độ chỉ tăng 0,39 độ C. Điều đó cho thấy trong khoảng thời gian 1955-2008, ODS là thủ phạm gây ra ⅓ hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
Việc Trái Đất ấm lên ảnh hưởng nhiều tới vùng lạnh như Bắc Cực, và đây cũng là vùng đất hưởng lợi nhiều nhất khi chính phủ các nước quyết định cắt giảm ODS vào cuối năm 2004. Ở Bắc Cực, nhiệt độ tăng khoảng 1,59 độ C trong khoảng thời gian 50 năm thải khí ODS; khi giữ ODS ở mức của năm 1955, nhiệt độ Bắc Cực chỉ tăng 0,8 độ.
Thế nhưng ODS không chỉ ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái Đất. Nghiên cứu chỉ ra rằng nửa lượng băng Bắc Cực tan trong quãng thời gian của tháng Chín - thời điểm băng tan nhiều nhất - chính là do ảnh hưởng của các chất ODS.
Cũng may mà ta đã sớm tính tới chuyện dừng ứng dụng ODS trong công nghiệp. Ngày 21 tháng Chín năm 2007, ước tính 200 nước đồng ý cắt giảm hoàn toàn ODS vào cuối 2020; những nước đang phát triển được phép sử dụng ODS cho tới 2030.
Chính sách rõ ràng là có tác dụng, các nhà khoa học cho rằng nhiều khả năng, phần lớn tầng ozone sẽ phục hồi nội trong thế kỷ này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng