Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra số lượng người dùng Facebook bị thiếu ngủ đang ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường ĐH. California, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về mối liên kết trực tiếp giữa thiếu ngủ và việc sử dụng Facebook. Kết quả cho thấy những người thường xuyên sử dụng Facebook có chất lượng giấc ngủ kém và ngược lại.
Thiếu ngủ dẫn tới năng suất công việc suy giảm, tai nạn và nhiều vấn đề khác liên quan tới mọi ngành từ kinh tế tới đời sống.
Một nghiên cứu trước đó đến từ các nhà khoa học thuộc trường ĐH. Pittsburgh cho biết, những người dành hầu hết thời gian cho mạng xã hội như Facebook có xu hướng gặp vấn đề với giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy người dùng Facebook có giấc ngủ ít thường hay mệt mỏi và dễ bị phân tâm.
Các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng sinh viên sử dụng smartphone. Họ tiến hành khảo sát giấc ngủ và kiểm tra tâm trạng. Kết quả biểu hiện khi mệt mỏi dần trở nên mãn tính tâm trạng của con người sẽ trở nên xấu đi do thời gian dành cho các thiết bị công nghệ đang chiếm quá nhiều thời gian sống.
Nói dễ hiểu, một thực tế đang xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống của con người đó là tình trạng thiếu ngủ, dễ bị phân tâm do sử dụng Facebook với tuần suất cao. Quá trình này kéo dài sẽ càng làm cơ thể bị suy kiệt trầm trọng và dẫn tới nhiều nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng về sức khỏe.
Sẽ không phải nếu quy kết Facebook là căn nguyên của mọi việc. Bởi lẽ gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đang sử dụng smartphone quá nhiều trước lúc đi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ánh sáng xanh phát ra từ màn hình smartphone là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến con người mất ngủ. Tuy vậy vẫn có khá nhiều người không hề biết thông tin này hoặc thậm chí dù biết nhưng chưa thể bỏ thói quen cũ.
Trên hết, giải pháp lâu bền nhất vẫn chính là sự thay đổi thói quen và hành vi của mỗi người dùng Facebook, chẳng hạn như không sử dụng điện thoại ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
Được biết, nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 76 sinh viên thuộc trường ĐH. California gồm 34 nam và 42 nữ trong vòng 7 ngày hồi đầu năm 2014. Mỗi máy tính hoặc smartphone của đối tượng sinh viên trong khảo sát đều được gắn phần mềm và tem thời gian để ghi nhận khi đối tượng chuyển sang một cửa sổ ứng dụng khác và khi họ nói chuyện, nhắn tin trên điện thoại. Ngoài ra, họ cũng được yêu cầu điền vào một phiếu khảo sát giấc ngủ mỗi sáng sớm và đêm muộn.
Giáo sư Gloria Mark thuộc trường ĐH. California, người dẫn đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa sử dụng Facebook và tình trạng thiếu ngủ.
Những người tham gia khảo sát sẽ điền vào một bảng câu hỏi chung và được tham gia cuộc phỏng vấn cuối cùng. Định kỳ trong suốt cả tuần, họ nhận được những câu hỏi thăm dò từ các nhà nghiên cứu về tâm trạng, cảm nhận độ khó và mức độ tham gia trong công việc như thế nào.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch sẽ trình bày tham luận khoa học tại một hội nghị sẽ diễn ra vào tháng Năm tới.
Còn đối với độc giả, bạn sử dụng Facebook với tần suất như thế nào và có lâm vào tình trạng "thiếu ngủ" như những sinh viên trong nghiên cứu này hay không? Hãy cùng chia sẻ qua phần bình luận dưới đây.
Tham khảo ScienceDaily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng