May mắn thay, chúng ta có thể tập thể dục để bù đắp một phần sự nguy hại đó.
Trước đây, chúng ta đã biết rằng ngồi quá nhiều trong ngày có thể gây ra một loạt các bệnh, từ béo phì, tim mạch đến tiểu đường và tăng nguy cơ tử vong sớm. Không khó hiểu tại sao lại vậy: Ngồi nhiều và ít vận động khiến bạn tăng cân, yếu tố gắn liền với đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp và lượng đường trong máu cao.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới trên tạp chí American Journal of Epidemiology còn chứng minh điều đáng sợ hơn. Ngồi quá nhiều trong ngày có thể ảnh hưởng sâu tới tận cấp độ vật chất di truyền. Nó làm cho phần đầu nhiễm sắc thể ngắn lại và khiến bạn già hơn 8 tuổi so với thực tế.
Ngồi quá nhiều trong ngày khiến bạn già thêm 8 tuổi
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã đo lường sự ảnh hưởng của việc ngồi nhiều lên các nhiễm sắc thể. Họ lấy mẫu máu của 1.500 người phụ nữ từng tham gia vào một cuộc khảo sát trước đó để theo dõi các bệnh mãn tính trong dài hạn.
Aladdin Shadyab, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ dẫn đầu nhóm nghiên cứu, đã tập trung sự chú ý đến một trình tự lặp của DNA ở đầu mút nhiễm sắc thể, gọi là Tolomere. Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi tế bào phân chia và già đi, chúng sẽ bị mất một số mã di truyền ở Tolomere và khiến chiều dài của nó ngắn lại.
Bởi vậy, theo dõi vùng đầu nhiễm sắc thể sẽ cho phép Shadyab biết được tuổi của tế bào và gián tiếp đoán tuổi sinh học của người mang tế bào này. Nhóm nghiên cứu so sánh chiều dài Tolomere giữa các ứng viên và thói quen vận động của họ, để xem rằng liệu nó có ảnh hưởng đến quá trình lão hóa hay không.
Đã từng có nghiên cứu trước đây xem xét chiều dài của Telomere và mức độ tập thể dục. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ hỏi họ thói quen tập luyện và dựa trên câu trả lời để xác lập các quan hệ. Bởi vậy, kết quả có thể không chính xác.
Rút kinh nghiệm, Shadyab lấy số liệu chính xác từ những người phụ nữ, những người được đeo một thiết bị có cảm biến theo dõi vận động trong một tuần.
Ban đầu, anh không hề nhìn ra bất kể một mối liên kết nào giữa mức độ vận động và chiều dài Telomere. Nhưng khi nhóm phụ nữ vận động dưới 30 phút mỗi ngày lộ diện, Shadyab quan sát được xu hướng thay đổi rõ rệt.
Những người phụ nữ không vận động ở mức trung bình cho đến tích cực đủ 30 phút mỗi ngày, nếu cộng với thời gian ngồi quá nhiều thường là trên 10 tiếng: Họ sở hữu những vùng Telomere ngắn hơn những người cũng không tập luyện đủ, nhưng có thời gian ngồi ít hơn.
Đo lường sự sụt giảm chiều dài này, Shadyab cho biết giá trị của nó lên tới 8 năm tuổi thọ thực. Điều đó có nghĩa là dù ít vận động, nhưng nếu thời gian ngồi trong ngày ngắn hơn, chúng ta vẫn có thể giữ cho quá trình lão hóa không diễn ra nhanh chóng.
Ngồi nhiều khiến phần đầu nhiễm sắc thể ngắn lại và bạn lão hóa nhanh hơn
Ở những người phụ nữ có thời gian vận động lớn hơn 30 phút, không có sự khác biệt giữa thời gian ngồi và chiều tài Telomere. Điều này cho thấy tập thể dục có thể là yếu tố quan trọng để bù đắp lại tác hại của việc ngồi quá nhiều trong ngày.
"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: Kết hợp giữa thói quen ít vận động và không tham gia tập luyện thể chất, dẫn đến chiều dài Telomere ngắn lại" Shadyab nói. "Những phụ nữ lười tập thể dục và đã ngồi ít nhất 10 tiếng một ngày có tuổi sinh học lớn hơn. Tế bào của họ đang lão hóa nhanh hơn so với những phụ nữ ngồi ít".
Cơ chế chính xác của việc ngồi nhiều, làm thế nào mà nó có thể tác động đến tận vật chất di truyền là điều mà các nhà khoa học còn chưa thể giải thích. Nhưng nghiên cứu mới của Tiến sĩ Shadyab đã một lần nữa chỉ ra rằng ngồi quá nhiều trong ngày tác động tiêu cực lên quá trình lão hóa. May mắn thay là chúng ta có thể tập thể dục để bù đắp một phần sự nguy hại đó.
Tham khảo Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng