Nói cách khác, giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực con người nhiều hơn so với khi có cùng số giờ ngủ không bị gián đoạn.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Mỹ cho thấy rằng giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần trong đêm có thể tác động đến tâm trạng của con người vào sáng hôm sau. Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã sắp xếp 62 nam giới và nữ giới khỏe mạnh thành ba nhóm với các trạng thái ngủ khác nhau: ngủ không gián đoạn, ngủ gián đoạn và giờ ngủ chậm.
Nhóm may mắn đầu tiên gồm 24 người có giấc ngủ đủ 8 tiếng trong ba đêm liên tiếp. 21 người trong nhóm thú 2 có số giờ ngủ tương đương, nhưng bị đánh thức 8 lần theo thời điểm định kỳ trong đêm và thời gian lâu nhất mà mỗi người có thể ngủ tổng cộng là 4.7 giờ. Nhóm ba gồm 17 người, được phép ngủ khoảng thời gian tương ứng các thành viên được phân công trong nhóm hai. Thành viên trong nhóm hai và nhóm ba được theo dõi liên tục qua phương tiện đo đa ký giấc ngủ. Thiết bị này thu thập dữ liệu sống não, mức độ oxy trong máu, nhịp tim, hơi thở, chuyển động mắt và chân trong 8 giờ ngủ. Để kiểm tra thời gian ngủ chậm và bị gián đoạn ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào, người tham gia phải trả lời một bảng câu hỏi đánh giá tâm trạng mỗi tối trước khi đi ngủ.
Sau khi phân tích, nhóm chuyên gia nhận thấy rằng tâm trạng tiêu cực của cả cả hai nhóm trở nên tồi tệ hơn trong ba ngày. Tâm trạng tích cực của những người thuộc nhóm hai giảm mạnh đáng kể so với nhóm ba (31% so với 12%). Nói cách khác, giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực con người nhiều hơn so với khi có cùng số giờ ngủ không bị gián đoạn. Những người này có mức độ về năng lượng, sự cảm thông, tính thân thiện, dễ chịu thấp hơn so với nhóm khác. Sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm xuất hiện sau đêm thứ hai và tiếp tục trong ngày tiếp theo. Điều này cho thấy những tác động trên được dồn lại, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định.
Theo nhóm chuyên gia, cơ hội chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong khi ngủ đã mất đi và gây ra tác động này. Người khỏe mạnh bình thường chuyển qua 5 chu kỳ ngủ mỗi đêm, khi giai đoạn ba và 4 bao gồm giấc ngủ sâu. "Khi giấc ngủ của bạn bị gián đoạn suốt đêm, bạn không có cơ hội trải qua các giai đoạn để có giấc ngủ sâu (sóng chậm) - chìa khóa cho cảm giác phục hồi", tác giả nghiên cứu Patrick Finan tại Đại học Y Johns Hopkins cho biết. Nếu liên tục bị gián đoạn trước giai đoạn ba, bạn sẽ không bao giờ có thể chuyển sang giấc ngủ sâu cần thiết để cảm thấy tươi tỉnh vào buổi sáng. Thậm chí, chỉ một ít trong giấc ngủ đó cũng tốt hơn so với không có gì. So với nhóm ba, thời gian ngủ sâu của nhóm hai cũng giảm nhiều hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn hạn chế khi bảng câu hỏi thuộc dạng tự báo cáo và tâm trạng chỉ được ghi nhận vào buổi tối. Điều này không thể giải thích cho các biến động có thể xảy ra trong ngày và ban đêm. Các nhà khoa học cũng mới chỉ gián tiếp tác động đến giấc ngủ sâu bằng cách buộc người thức dậy một cách ngẫu nhiên. Để chứng minh, họ cần làm gián đoạn trực tiếp cả giấc ngủ sâu và giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM).
Tham khảo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng