Ngược dòng thời gian: Corning từ trên bờ vực phá sản đến sự trỗi dậy và thống trị nhờ kính Gorilla Glass
Kính Gorilla Glass rất phổ biến trên smartphone ngày nay có một lịch sử khá thú vị.
Vào năm 2007, Steve Jobs trong quá trình thử nghiệm chiếc iPhone đầu tiên đã rất khó chịu khi mặt kính của máy quá dễ bị trầy xước dù chỉ để trong túi quần. Chỉ vài tuần trước khi chính thức giới thiệu máy, ông đã quyết định đổi lớp bảo vệ màn hình bằng nhựa săng bằng kính cường lực.
Thời bấy giờ, gần như mọi chiếc điện thoại đều có lớp bảo vệ màn hình bằng nhựa thay vì kính như hiện nay. Nhiều nhà sản xuất hài lòng với điều này, nhưng Steve Jobs thì không. Quyết định của ông đã thay đổi cả thị trường điện thoại di động và gíup cho Gorilla Glass trở nên nổi như cồn.
Kính Gorilla Glass được sản xuất bởi hãng Corning, vốn rất dày dặn kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại kính đặc biệt, từng là đối tác sản xuất kính lò vi sóng cho hãng đồ gia dụng Pyrex, sản xuất tấm kính cho Kính viễn vọng không gian Hubble và làm cửa số cho tàu vũ trụ. Corning cũng chính là hãng đã làm kính cho bóng đèn của Thomas Edison.
Năm 1879, Thomas Edison đã bàn về ý tưởng làm bóng đèn với Corning, năm 1880, Edison chọn Corning làm đối tác duy nhất để sản xuất kính cho bóng đèn. (Ảnh: Corning)
Dù có “thâm niên" đáng nể như vậy, nhưng Corning đang gặp rắc rối tài chính rất lớn vào năm 2007, hãng đã thua lỗ liên tiếp 5 năm trước đó. Nhờ hợp tác với Apple và sự thành công vang dội của iPhone, Corning đã có lãi trở lại.
Sau iPhone, Corning nhanh chóng trở thành lựa chọn của nhiều hãng smartphone. Năm 2008, iPhone 3G và HTC T-Mobile G1, chiếc smartphone Android đầu tiên, đã giúp Gorilla Glass phổ biến hơn nữa.
Năm tiếp theo, một số chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Symbian như Samsung i8910 Omnia HD và Nokia X6, cũng sử dụng Gorilla Glass. Vài điện thoại cơ bản nhưng “sang chảnh" như chiếc LG BL40 New Chocolate cũng dùng kính này. Năm 2010, Gorilla Glass đã xuất hiện trên gần 200 triệu smartphone, theo như dữ liệu của Corning.
Tỉ lệ điện thoại sử dụng kính Gorilla Glass
Năm 2012, Corning ra mắt Gorilla Glass 2, mỏng hơn 20% so với đời đầu mà vẫn giữ được độ bền, năm 2013, Gorilla Glass 3 tiếp tục ra mắt với cải tiến là giảm độ phản chiếu cũng như ít bám vân tay, Gorilla Glass 4 ra mắt năm tiếp theo để tăng khả năng chống chịu va đập và mới nhất là Gorilla Glass 6 với độ bền còn cao hơn nữa.
Dù vậy, ở phiên bản Gorilla Glass 5, Corning đã chịu nhiều chỉ trích vì độ bền không tốt như đời trước, do đó hãng đã thay đổi một số cấu trúc hoá học để tăng độ bền trên Gorilla Glass 6.
Sự phân bố các đời Gorilla Glass
Dù vậy, hiện nay Gorilla Glass cũng không phải là loại kính cường lực cho smartphone duy nhất trên thị trường. Apple, hãng đã đưa Gorilla Glass đến với danh vọng, cũng là một trong những cái tên đầu tiên “chia tay" với loại kính này và chuyển qua dùng kính cường lực ion kể từ thời iPhone 6. Một đối thủ nữa của Gorilla Glass chính là kính Dragontrail, được dùng trên Pixel 3a và một số dòng Sony Xperia trước đó.
Dragontrail, một trong những đối thủ của Gorilla Glass
Tuy nhiên, đến hiện tại, Gorilla Glass dẫn đầu thị trường. Một chiếc smartphone không có kính cường lực bảo vệ sẽ khiến chúng dễ hư hỏng, ví dụ như Galaxy Fold chẳng hạn, vì màn hình gập nên không thể dùng kính cường lực được. Corning hiện đang nghiên cứu loại kính Gorilla Glass có thể gập lại được dành cho những smartphone màn hình gập trong tương lai. Một số thiết bị đeo thông minh cũng đang sử dụng Gorilla Glass, thậm chí cả TV. Có lẽ, Gorilla Glass vẫn là vua của những loại kính cường lực cho smartphone trong một thời gian nữa.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng