Người dẫn truyền hình AI của Ấn Độ: Đa ngôn ngữ, tiết kiệm chi phí và làm việc không mệt mỏi
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ chatbot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành người dẫn truyền hình khiến một số người lo lắng về việc đảm bảo an ninh việc làm, đưa tin thiếu sắc thái và hoàn toàn thiếu yếu tố con người.
- 'Sao phải trả tiền để thuê nhiếp ảnh gia?': Gen Z phát cuồng với ảnh chụp chân dung chuyên nghiệp do AI tạo ra
- Arm cần trở thành một công ty AI nếu muốn IPO thành công
- Google thử nghiệm công cụ AI có thể sản xuất tin tức
- Hơn 8.000 nhà văn, nhà thơ ký đơn yêu cầu bồi thường vì các hãng công nghệ dùng tác phẩm văn học huấn luyện AI
- Bỏ bê làm xe điện, sa đà vào robot, siêu máy tính, AI, Elon Musk khiến đế chế Tesla phải gồng gánh quá nhiều rủi ro
Vào tháng 4, một chatbot trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên đã được ra mắt dẫn tin tức trên truyền hình ở Ấn Độ. Trong 3 tháng qua, “người dẫn chương trình ảo” chatbot tên Sana có làn da trắng và mái tóc đen dài làm nhiệm vụ đọc những tin tức nổi bật trên kênh tin tức tiếng Hindi Aaj Tak thuộc sở hữu của India Today, một trong những hãng truyền thông lớn nhất trong nước.
Sau Sana, đài truyền hình Odisha TV ở miền Đông Ấn Độ cũng công bố một chatbot tương tự có tên Lisa. Lisa dẫn tin tức bằng ngôn ngữ địa phương tiếng Odia. Các chatbot chỉ đưa tin bằng một giọng đều đều và không có cử chỉ tay.
Tuy nhiên, cả hai công nghệ này đều đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc phát sóng tin tức truyền hình và báo chí kỹ thuật số, khi mà giờ đây, luôn có sẵn người dẫn chương trình, đưa tin tức, dự báo thời tiết và cập nhật kết quả tài chính và thể thao trong thời gian thực mà không bị gián đoạn.
Với hai chatbot được ra mắt với tư cách là người dẫn chương trình truyền hình trong vòng ba tháng, tốc độ thay đổi do AI thúc đẩy đã khiến ngay cả các chuyên gia cũng phải kinh ngạc. Mặc dù giới chuyên gia kỳ vọng công nghệ mới sẽ nhanh chóng tác động đến các ngành như dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe, nhưng ít ai ngờ rằng nó lại nhanh chóng ăn sâu vào trong giới truyền thông như vậy.
Tuy nhiên, sự tiếp nhận AI trong ngành truyền thông tương phản rõ rệt với mức độ phủ sóng của điện thoại di động ở Ấn Độ - nơi hơn một nửa dân số không có điện thoại thông minh.
Ở một quốc gia có 22 ngôn ngữ chính thức, Sana đa ngôn ngữ và Lisa song ngữ có thể giúp người Ấn Độ tiếp nhận tin tức dễ dàng hơn nhiều. Trong khi Lisa hiện chỉ nói được bằng tiếng Anh và tiếng Odia, thì Sana có thểnói được 75 ngôn ngữ khác nhau.
Đưa tin về chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Pháp vào đầu tháng này, người dẫn chương trình ảo Sana đã nói về chuyến thăm bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Hindi bên dưới.
Cả India Today và Odisha TV đều cho biết những người dẫn chương trình AI này là công cụ bổ sung cho nhân lực chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn. Thông thường, sau khi đọc các tiêu đề bản tin, phần nội dung còn lại sẽ giao cho người thật xử lý, tạo chủ đề và tham gia thảo luận với các khách mời.
“Mục đích để nâng cao hiệu quả cao hơn trong toà soạn và thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhà báo, phóng viên bằng cách loại bỏ các nhiệm vụ nhàm chán lặp đi lặp lại. “Sana có thể nói nhiều ngôn ngữ, chuyển đổi giữa các chủ đề một cách dễ dàng và không bao giờ mệt mỏi,” Vivek Malhotra, trưởng bộ phận tiếp thị và chiến lược của India Today, lý giải.
Đại diện của Odisha TV cũng bày tỏ quan điểm tương tự. “Lisa là một người dẫn tuyệt vời. Cô ấy thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và phân tích dữ liệu, để những dẫn chương trình thực sự có thể tập trung vào các góc nhìn mới và nội dung sáng tạo hơn”, Jagi Mangat Panda, Giám đốc điều hành của kênh, cho biết.
Tuy nhiên, dự án đào tạo các chatbot đã khơi dậy một cuộc tranh luận trong xã hội. Những người ủng hộ người dẫn chương trình tin tức AI chỉ ra những lợi thế của việc đưa tin 24 giờ, đa dạng về ngôn ngữ và khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, như cập nhật kết quả bầu cử trực tiếp hoặc tài chính, ở tốc độ cao.
Tuy nhiên, số khác bày tỏ lo ngại về an ninh việc làm, câu chuyện thiếu sắc thái và hoàn toàn thiếu yếu tố con người. Chuyên gia truyền thông Sevanti Ninan, người đứng đầu một cổng thông tin theo dõi và giám sát các xu hướng truyền thông và quyền tự do báo chí, tin rằng AI không mấy hiệu quả trong báo chí điều tra và công tác hiện trường vì hiện tại chúng không thể sao chép kinh nghiệm và khả năng quan sát của con người.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng