VOV.VN - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin vào hình thức “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” trên mạng xã hội. Bởi đây là hình thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến khai thác thông tin cá nhân của người dân để chiếm đoạt tài sản.
- Cách tải và sử dụng nTrust - Ứng dụng phát hiện kẻ lừa đảo cho người Việt hot nhất hiện nay
- Nền tảng Russian Coms chuyên lừa đảo, gian lận toàn cầu vừa bị triệt phá
- Tội phạm mạng liên tục thay đổi hình thức lừa đảo theo xu hướng thời sự
- Gia tăng hành vi lừa đảo “ăn theo” sự cố sập dịch vụ đám mây của Microsoft
- Vụ lừa đảo qua mặt sinh trắc học khiến FBI vào cuộc, một nữ nhân viên nghèo có 36 tỷ đồng trong tài khoản bị bắt
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), vừa qua một người phụ nữ đến từ Thanh Hoá sau khi bị lừa đảo do tham gia làm cộng tác viên chốt đơn cho một nhãn hàng, đã nghe theo hướng dẫn của đối tượng cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, cung cấp thông tin cá nhân, chuyển khoản tiền “phí dịch vụ” và bị chiếm đoạt thêm một lần nữa.
Theo cảnh báo của Cục An toàn thông tin, đối với hình thức lừa đảo “lấy lại tiền bị lừa” đang tràn lan trên mạng xã hội, người dân cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu những dấu hiệu để nhận biết và phòng tránh kịp thời. Cụ thể, các đối tượng tạo lập các tài khoản ảo, không có thông tin rõ ràng về công ty, địa chỉ hoặc các thông tin liên hệ. Đối tượng lừa đảo chạy quảng cáo các bài đăng với nội dung “hỗ trợ lấy lại tiền”, “cam kết lấy lại được tiền bị lừa”, bên dưới là những bình luận cảm ơn đã lấy lại tiền bằng những tài khoản ảo khác.
Sau khi được người dùng liên hệ, các đối tượng sẽ nhiệt tình tư vấn, đồng thời liên tục hứa hẹn, cam kết lấy lại 100% số tiền đã mất. Tiếp đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền đã bị lừa đảo và chuyển khoản thành công “tiền phí dịch vụ”. Tuy nhiên, ngay lập tức nhân viên thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về. Khi nạn nhân thắc mắc thì đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin vào hình thức “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” trên mạng xã hội. Cần tìm hiểu về công ty hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ; xác minh địa chỉ văn phòng, số điện thoại, và trang web chính thức của họ. Không tin tưởng dịch vụ yêu cầu thanh toán trước các khoản phí.
Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu nghi ngờ hay đã trở thành nạn nhân của lừa đảo trường hợp trên, hãy báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để được hỗ trợ và xử lý theo pháp luật.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng