Việc bị nhà cung cấp dịch vụ di động tự ý hoặc "bẫy" cài đặt các dịch vụ giá trị gia tăng khiến người dùng bị tiêu hao cước đã không còn là chuyện mới.
Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc về việc thuê bao di động của họ bị nhà mạng trừ cước vô lý thông qua một số dịch vụ được "tự động" đăng ký. Đây không phải là một vấn đề mới, nó đã tồn tại trong thời gian dài, gây ra thiệt hại về tài chính cũng như sự bực tức cho người dùng.
Người dùng di động ngày càng chi nhiều tiền hơn cho Mobile Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng. (Ảnh minh họa)
Trên hết, người dùng cần làm chủ được thông tin về thuê bao di động mà mình đang sử dụng, trong đó đặc biệt cần nắm rõ các gói cước trả phí mà số máy của bạn đã đăng ký.
Chúng tôi đã từng có nhiều bài viết chia sẻ về phương thức kiểm tra gói cước giá trị gia tăng của 3 nhà mạng là Viettel, Mobifone, Vinaphone thông qua tin nhắn SMS, trong đó:
- Vinaphone: Soạn TK gửi tới 123
- Mobifone: Soạn KT gửi 994
- Viettel: Soạn TC gửi 1228
Chỉ cần gửi các tin nhắn mẫu như trên, bạn có thể nắm rõ được thuê bao di động của mình đang đăng ký những dịch vụ giá trị gia tăng nào, gây tiêu hao bao nhiêu cước mỗi chu kỳ sử dụng, hay đôi khi là để giải quyết tình trạng spam tin nhắn rác.
Một người dùng bức xúc chia sẻ về việc bị nhà mạng "móc túi".
Kiểm tra và quản lý bằng ứng dụng di động
Ngoài ra, bạn còn có thể quản lý chi tiêu của thuê bao di động thông qua App do các nhà mạng cung cấp. Hiện tại, hai ứng dụng My Vinaphone và My Viettel của 2 nhà mạng tương ứng mang tới trải nghiệm khá tốt, người dùng có thể dễ dàng theo dõi tình hình chi tiêu cước di động, quản lý các gói cước đăng ký và đặc biệt là danh sách dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo.
Khá đáng tiếc khi ứng dụng My Mobifone trên di động vẫn còn bị hạn chế nhiều tính năng, chưa có nhiều lợi ích cho thuê bao di động của nhà mạng này.
Thay vì gửi tin nhắn theo cách trên, tùy vào nhà mạng bạn đang sử dụng, hãy cài đặt ứng dụng quản lý nêu trên và thường xuyên theo dõi danh sách dịch vụ mà thuê bao của mình đang sử dụng, đảm bảo không bị nhà mạng "vô tình" cài đặt.
Yêu cầu hỗ trợ và bồi thường từ nhà mạng
Ngoài 2 cách trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ với hỗ trợ khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ di động, hoặc tới trực tiếp các chi nhánh và trung tâm chăm sóc khách hàng để được giúp gỡ bỏ các dịch vụ không muốn.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhà mạng đền bù tài chính cho các dịch vụ giá trị gia tăng khiến bạn bị trừ tiền không mong muốn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng