Người phụ nữ bán tất cả mọi thứ để mua một chiếc xe tăng chiến đấu với Phát xít Đức
Bà được truy tặng danh hiệu “Anh hùng của Liên bang Xô Viết” và đi vào sử sách Nga với tư cách là chỉ huy tăng "ngầu" nhất cuộc chiến theo đúng nghĩa đen.
Mariya Oktyabrskaya chiến đấu trong Đệ Nhị Thế Chiến với vai trò là một chỉ huy xe tăng và nhận được huy chương cao nhất cho sự dũng cảm trong chiến trường. Nhưng điều đáng chú ý nhất chính là cách mà bà trở thành một người lính binh chủng tăng thiết giáp của Hồng Quân.
Mariya Oktyabrskaya được sinh ra trong một đại gia đình với 10 người con. Thời trẻ, bà giúp đỡ gia đình bằng cách làm việc trong nhà máy đồ hộp của địa phương. Bà sau đó gặp gỡ và kết hôn với một quân nhân người Nga trước khi Thế Chiến bùng nổ. Khi người Đức xâm lược Nga, Mariya được gửi về sống ở Siberia, lý do là vì Siberia nằm ở khá sâu trong lãnh thổ Nga, và đó cũng là nơi cuối cùng mà người Đức (hoặc bất kỳ ai khác đến với mục đích xâm lược muốn tới.
Trong lúc ở Siberia, chồng Mariya đã hi sinh trong một đợt tấn công của quân Đức. Và phải mất hơn 2 năm sau để tin buồn này tới được tai Mariya. Khi đó, Mariya đã bán toàn bộ tài sản để mua một chiếc xe tăng theo đúng nghĩa đen và tặng nó cho lực lượng Hồng Quân. Tuy nhiên, bà đóng góp nó với MỘT điều kiện: bà phải được chỉ huy cái xe tăng đó và gửi ra tiền tuyến.
Tiền tuyến ở mặt trận Đông Âu là một mớ hỗn độn, nhất là với quân Liên Xô lúc đó, khi mà Stalin đã ra chỉ thị phải chiến thắng quân Phát xít bằng mọi giá. Kế hoạch của ông lúc bấy giờ là các lực lượng cần phải chiến đấu mãnh liệt hơn, dũng cảm hơn. Lãnh đạo quân đội Nga nhanh chóng nhận ra Mariya Oktybrskaya là một câu truyện có tiềm năng để khích lệ tinh thần chiến đầu của binh sỹ và chấp thuận yêu cầu của bà. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện bà được giao chỉ huy một chiếc xe tăng mà bà đặt tên "Боевая подруга" -“The Fighting Girlfriend” với dòng chữ được sơn lên tháp pháo. Hầu hết những người chiến đấu cùng Mariya lúc bấy giờ chỉ nghĩ rằng bà là một sản phẩm mang tính biểu tượng và coi thường bà.
Tuy nhiên, sự hoài nghi của họ đã nhanh chóng tan biến khi Mariya lái xe tăng thẳng vào chiến trường và cũng là chiếc xe tăng đầu tiên phá vỡ được hàng ngũ của Đức. Tiếp đó, bà phá hủy thêm vài lô cốt súng máy và điểm tập kết pháo binh của địch. Cũng không lâu để người Đức nhận ra chiếc xe tăng đó là một mối lo ngại thực sự. Họ ngay lập tức bắt đầu tập trung hỏa lực vào nó, tạm thời vô hiệu hóa nó. Nhưng Mariya không bán hết gia sản chỉ để ngồi vào một cục sắt vô dụng. Bà thực sự muốn trả thù và nhảy ra khỏi chiếc xe, và giữa làn hỏa lực dày đặc, bà bắt đầu sửa nó để tiếp tục tiến sâu hơn vào vùng chiếm đóng của địch.
Một tháng sau Mariya tham gia một cuộc tập kích ban đêm. Và khi mà xe của bà bị dính đạn pháo khiến phần xích bị hư hại, bà một lần nữa nhảy ra khỏi xe và bắt đầu nối lại xích trong lúc những người còn lại trong kíp lái yểm trợ bằng hỏa lực. Vài ngày sau, bà tiếp tục chiến đấu.
Chỉ hai tháng sau, vào ngày 17/1/1944, Mariya tham gia vào một nhiệm vụ tương tự. Một lần nữa, chiếc xe của bà xông thẳng vào chiến trường, đè bẹp chiến hào địch và thổi bay mọi thứ. Khi xe tăng của bà bị bắn, như thường lệ, bà rời xe và bắt đầu sửa nó. Và khi mà việc sửa chữa sắp xong thì bà bị một mảnh đạn pháo văng vào đầu - việc này có thể coi là tin vui với người Đức, vì nếu mảnh đạn đó găm vào chỗ khác chỉ chọc giận bà thêm, và thiệt hại sẽ còn gia tăng.
Sau sự việc đó, Mariya Oktyabrskaya được đưa vào một bệnh viện quân đội, và sau vài tháng trong tình trạng hôn mê, bà qua đời. Bà được truy tặng danh hiệu “Anh hùng của Liên bang Xô Viết” và đi vào sử sách Nga với tư cách là chỉ huy tăng "ngầu" nhất cuộc chiến theo đúng nghĩa đen.
Tham khảo EpicWomen
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng