Người ta đã tạo nên robot cô gái Lọ Lem chuyên nhặt sỏi
Có lẽ các vị thần tiên trên trời không còn tồn tại trong thời kỳ này nhưng với công nghệ của mình, con người cũng có thể tạo ra phép thuật cho riêng mình.
Ngày nảy ngày nay, tại thành phố Ulm, nơi dòng sông iller nằm ở phía đông nam nước Đức giao với con sông Danube nổi tiếng châu Âu, cô bé mồ côi Cinderella vẫn đang phải sống cuộc sống khốn khổ vì sự hành hạ của bà dì ghẻ cùng hai cô em là con riêng của bà mẹ ghẻ này.
Một ngày nọ, tổng thống Mỹ Obama có chuyến công du đến thăm thành phố ven sông này. Cô cũng như bao người khác rất háo hức muốn đến gặp vị tổng thống. Tuy nhiên, dù cả nhà được mời nhưng bà mẹ ghẻ lại đổ ra một thùng sỏi, và bắt cô phải nhặt và phân loại chỗ sỏi này thành các loại có màu sắc và bề mặt tương tự nhau, xếp chúng thành nhóm rồi mới được đi.
Vậy là bà mẹ kế cùng hai đứa con riêng của mình có thể tung tăng đi đến buổi gặp mặt với tổng thống, còn Cinderella vẫn đang phải một mình xem xét và lựa từng viên sỏi để xếp chúng vào hàng với nhau. Trong khi không biết đến bao giờ mới có thể nhặt nhạnh, chọn lựa và sắp xếp hàng đống viên sỏi với nhau, chẳng có bà Tiên hay chú chim nào đến từ hiện ra để giúp Cinderella cả.
Nhưng may cho cô, có hai nhà nghiên cứu lại rất quan tâm đến mấy viên sỏi này, muốn giúp cô. Đó là Benjamin Maus, một nghệ sĩ và cũng là một người sáng tạo hướng về công nghệ, và người bạn, đồng nghiệp lâu năm của ông, nghệ sĩ Prokop Bartonicek. Cả hai từ lâu đã quan tâm đến việc tự động hóa trong công nghiệp và tác động của nó đến xã hội.
Clip trình diễn khả năng nhặt sỏi và sắp xếp chúng của Jller.
Họ hy vọng có thể tạo ra một điều gì đó ấn tượng về kỹ thuật nhưng lại vô dụng về chức năng, và kết quả đó là sự ra đời của Jller, thiết bị mà Bartonicek mô tả là một “cỗ máy rất phức tạp mà chẳng làm được gì đặc biệt.” Nhưng ít nhất nó cũng không vô dụng trong trường hợp này.
Nhiệm vụ chính của Jller là phân loại các viên sỏi từ sông Iller, và xếp chúng vào thành các hàng thẳng đều nhau. Không cần đến sự trợ giúp của con người, Jller sử dụng các thuật toán máy học, thị giác máy tính và một chiếc kẹp chân không tiêu chuẩn công nghiệp để làm công việc này. Cánh tay robot này có khả năng phân tích từng viên trong số 7.000 viên sỏi khác nhau và sắp xếp chúng theo loại và độ tuổi.
Để bắt đầu, Maus đã tự đào tạo cho thuật toán máy học để nhận ra các tính năng trong 30 loại sỏi khác nhau. Chiếc camera của thuật toán thị giác máy tính cho phép phân loại các viên sỏi dựa trên hai tiêu chí: màu sắc chủ đạo của viên sỏi và biểu đồ cấu trúc của viên sỏi đó, hay nói cái khác, đó là các thớ, đường vân, các mô hình, kết cấu bề mặt của viên đá. (Cả hai tiêu chí này sẽ cho phép xác định độ tuổi của viên sỏi.)
Sau khi bắt đầu chạy, chiếc camera sẽ chụp ảnh một viên đá ngẫu nhiên và sử dụng nó để lập bản đồ vị trí cho các viên đá còn lại. “Bằng việc làm như vậy, chúng tôi có thể sắp xếp lại chúng nhanh hơn, bởi vì chúng tôi không phải làm nó một cách mù quáng.” Maus cho biết.
Cánh tay robot đã bắt tay vào việc, hút từng viên đá và đặt chúng vào xuống theo đúng độ tuổi và chủng loại, cho dù các nghệ sĩ cho biết rằng thuật toán này có thể sắp xếp theo tất cả các mô hình khác nhau. Tùy vào số lượng sỏi mà bà dì ghẻ đổ ra, cả quá trình có thể mất đến hai ba ngày.
Tuy nhiên, đó không phải vấn đề mà Cinderella phải lo lắng vì cánh tay robot này có thể tự hoàn thành công việc nhặt sỏi này mà không cần đến sự trợ giúp của cô nữa. Trong thời gian đó, cô có thể chuẩn bị trang phục và yên tâm đi gặp ông Obama, vị tổng thống đã có một vợ và một con này. Có thể các bà Tiên không còn sống ở thời đại chúng ta nữa, nhưng bằng công nghệ, con người cũng có thể tự tạo phép lạ cho mình.
Tham khảo WIRED
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng