Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?

    Nguyễn Khắc Thái,  

    Bạn có thật sự biết mình đang ở đâu trong vũ trụ bao la này?

     1. Những ngôi sao gần mặt trời nhất

    Hình dưới đây là đồ họa 30 ngôi sao gần Mặt trời (trung tâm) nhất được tìm thấy trong 20 hệ thống sao trong dải ngân hà của chúng ta (Milky Way).

    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
     

    Mỗi vòng tròn đồng tâm màu xanh tương ứng với khoảng cách 1 năm ánh sáng, và dòng hiển thị vị trí của các ngôi sao ở trên (màu vàng) hoặc dưới (màu đỏ) mặt phẳng xích đạo. Màu sắc của các ngôi sao thể hiện loại của ngôi sao đó (những sao giống mặt trời có màu vàng).

    Những ngôi sao gần mặt trời nhất thuộc hệ thống sao Alpha Centauri (phía dưới mặt trời).

    Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời là sao Sirius, nằm ở trung tâm bên phải.

    2. Vị trí của hệ thống năng lượng mặt trời trong thiên hà của chúng ta (Milky Way)

    Trước đây, chúng ta vẫn nghĩ, thiên hà của chúng là (Milky Way) có hình xoắn ốc với bốn "cánh tay sao" lớn. Nhưng gần đây, những hình ảnh từ kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA cho thấy thiên hà của chúng ta thực sự chỉ có hai "cánh tay sao" và một trục trung tâm, tạo nên cấu trúc xoắn mềm mại.

    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
     

    Theo ước tính, thiên hà của chúng ta có khoảng 250 tỷ ngôi sao, đường kính vào khoảng 100.000 năm ánh sáng. Đường kính phần lồi ở trung tâm vào khoảng 30.000 năm ánh sáng. Độ dày của đĩa thiên hà tại vị trí trái đất vào khoảng 700 năm ánh sáng.

    Hệ mặt trời quay quanh trung tâm thiên hà với chu kì 250 triệu năm. Và đây cũng chính là thời gian của một năm thiên hà.

    Thiên hà Milky Way có tuổi thọ khoảng 13-15 tỉ năm tuổi. Hệ mặt trời có tuổi thọ khoảng 4,6 tỉ năm tuổi.

    3. Vị trí của trái đất trong vũ trụ

    Bạn có thể tưởng tượng vị trí trái đất của chúng ta trong vũ trụ qua 8 hình ảnh dưới đây, lần lượt bắt đầu với trái đất, đến hệ mặt trời, tiếp đến vùng sao lân cận của hệ mặt trời, vào thiên hà Milky Way, vào nhóm thiên hà địa phương, vào Siêu đám Xử Nữ, vào siêu đám địa phương, và kết thúc là quan sát toàn bộ mô hình vũ trụ.

    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Trái đất
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Hệ mặt trời
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Vùng sao lân cận hệ mặt trời
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Dải ngân hà
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Nhóm thiên hà địa phương
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
     Siêu đám Xử Nữ
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Siêu đám địa phương
    Người ta đo đạc trong Vũ trụ thế nào?
    Toàn bộ vụ trụ

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày