Người thân gọi điện, đúng mặt, đúng giọng, nhưng nếu nói chuyện thấy những dấu hiệu này cần đặc biệt cảnh giác!
Mới đây, một người phụ nữ ở Thanh Hóa đã bị lừa 350 triệu đồng sau khi tham gia một cuộc gọi video với nhóm gia đình.
- 24 hình thức lừa đảo trên không gian mạng mà người dân cần cảnh giác
- Người dân cần làm gì khi bị lừa đảo trực tuyến?
- Cảnh báo chiêu lừa đảo mới: Mạo danh công an kích hoạt tài khoản định danh điện tử
- Bị lừa đảo, được “luật sư” giúp đòi lại tiền, hoá ra là… lại bị lừa thêm lần nữa
- Lời kể của nhân viên tổng đài lừa đảo: Thấp thỏm sợ bị bắt, nhận lương 7 triệu vẫn "cắn răng" làm vì một lý do cay đắng
Mới đây, Công an TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) thông tin, đơn vị này đang phối hợp với các đơn vị công nghệ cao của Công an tỉnh truy vết vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng cuộc gọi deepfake.
Đơn trình báo của chị D.T.Y. (trú tại TP Thanh Hóa) cho biết, chị Y. có chị gái tên M. hiện đang định cư tại Nhật Bản và thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook để liên lạc. Vào sáng ngày 10/6, chị M. đã bị kẻ gian chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook.
Sau đó, đối tượng này đã dùng công nghệ deepfake giả mạo khuôn mặt và gọi video cho nhóm chat của gia đình khoảng 10 phút rồi tắt máy.
Thấy gia đình chị Y. đã tin tưởng, đối tượng nhắn tin nhờ chị Y. chuyển khoản gần 350 triệu đồng rồi nhanh chóng chiếm đoạt. Hiện vụ việc trên đang được đơn vị khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ.
Theo Công an TP Thanh Hóa, công nghệ deepfake có thể giả mạo khuôn mặt, giọng nói nên người nhận được cuộc gọi có thể tin tưởng vào những gì đang nhìn thấy, nghe thấy mà không hề hay biết là lừa đảo.
Làm sao để tránh bị lừa đảo bằng deepfake?
Theo chuyên gia an ninh mạng Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) – Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), lừa đảo deepfake được tội phạm quốc tế đã và đang áp dụng từ vài năm qua.
Hiện nay, tội phạm trong nước đã bắt đầu có tình trạng đánh cắp video, hình ảnh, rồi cắt ghép sau đó dùng những công cụ để tạo deepfake. Điều này có thể sẽ tạo ra "một làn sóng lừa đảo thế hệ 4.0".
Chuyên gia này lưu ý, khi nhận cuộc gọi video deepfake, người dùng có thể nhận thấy nhân vật trong đó có một số dấu hiệu kỳ lạ, như khuôn mặt thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, tư thế lúng túng, không tự nhiên… Màu da của nhân vật trong video cũng có thể bất thường, ánh sáng kỳ lạ, bóng đổ không đúng vị trí khiến cho video trông "giả tạo" và không tự nhiên. Hoặc âm thanh không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào, hoặc không có âm thanh. Thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng với lý do mất sóng, sóng yếu... Và cuối cùng, tài khoản nhận tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi.
Tất cả các dấu hiệu này là chính là dấu hiệu của deepfake.
Trước khi chuyển tiền, người chuyển nên xác thực bằng cách gọi điện thoại trực tiếp hoặc gọi video ít nhất trên 1 phút, đặt ra những câu hỏi cá nhân mà chỉ có bạn và người kia mới biết. Người dùng cũng không nên truy cập vào các địa chỉ website lạ, không cài đặt các phần mềm lạ không rõ nguồn gốc, những phần mềm đòi hỏi yêu cầu cấp quyền truy cập cao vào thông tin người dùng, truy cập thẻ nhớ, danh bạ, vị trí, chụp ảnh,…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng