Tuần qua, chỉ số không khí ở Hà Nội liên tục thuộc top ô nhiễm nhất thế giới, nguyên nhân do đâu và giải pháp khắc phục là gì?
- Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Bụi mịn PM2.5 cao gấp 16 lần, đạt đỉnh vào 12 giờ trưa nay
- ‘Máy cày’ tiền số: Từ cục nợ của Trung Quốc đến nỗi đau cho người Mỹ, hút đến 2% lượng điện toàn quốc, gây thiếu nước và ô nhiễm môi trường
- Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm
- Ô nhiễm không khí trong nhà - 'sát thủ thầm lặng' của sức khỏe
- Hà Nội mù mịt, ô nhiễm không khí đứng thứ tư thế giới
Khí thải ô tô, xe máy bức tử không khí
Từ 7/10 đến nay, nhiều khu vực nội thành Hà Nội "chìm" trong bụi mịn, chỉ số ô nhiễm không khí ở top đầu thế giới.
Theo hệ thống quan trắc môi trường tự động của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, sáng nay, chất lượng không khí tại nhiều khu vực trên địa bàn Thủ đô ở mức xấu và rất xấu, với chỉ số AQI từ 161 đến hơn 210. Cùng với đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 ở mức rất cao.
Hệ thống IQ Air theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới cũng cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) của TP Hà Nội lúc 14h cùng ngày là 160 (màu đỏ) - ngưỡng rất xấu và được xếp là một trong những thành phố lớn trên thế giới ô nhiễm nhất.
Theo các chuyên gia y tế, với chỉ số AQI như trên, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người dân, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế các hoạt động ngoài trời, nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.
Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng những ngày qua, ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, Hà Nội cũng như nhiều thành phố của Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí chính đến từ phương tiện giao thông cá nhân.
Chúng ta có rất nhiều xe máy, ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Xe máy thì chưa có quy định kiểm soát khí thải, xả khói đen bao nhiêu cũng được. Đó là những nguồn ô nhiễm không khí đáng kể đối với thành phố.
Đồng quan điểm, ông Đinh Trọng Khang, Phó giám đốc Viện chuyên ngành môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải dẫn chứng, Hà Nội hiện có khoảng gần 7 triệu xe máy chạy bằng xăng đang lưu hành, mỗi năm bình quân thêm khoảng 200.000 xe mới được đưa vào sử dụng. Nếu chúng ta không kiểm soát chất lượng khí thải xe máy thì rõ ràng nguồn thải này sẽ ngày càng lớn và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân thành phố.
Thực tế, không ít lần cơ quan nhà nước đưa ra chủ trương, quy định mới liên quan đến mô tô, xe máy đều gặp vướng mắc. Lý do chính là xe máy hiện vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân, đáp ứng gần 90% nhu cầu đi lại trong đô thị.
TS Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam cho rằng, vẫn chưa có lộ trình phù hợp nhất trong kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy để đảm bảo sự công bằng và lợi ích của người dân. Có thể đưa ra các khuyến cáo người dân như xe sau 12 đến 15 năm thì không nên sử dụng, vì nó không đảm bảo được môi trường sống. Mỗi người cần có trách nhiệm đối với xã hội, sau đó xã hội sẽ có trách nhiệm hỗ trợ, lan tỏa. Quan trọng hơn hết là việc chuyển đổi dần từ phương tiện xe chạy bằng xăng, dầu sang chạy điện để giảm lượng lớn khí thải.
Theo chuyên gia về quản lý môi trường, với xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu sẽ không cháy hết mà xả vào không khí, ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than độc hại. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải giao thông tại các thành phố lớn luôn gây ra tắc đường, ùn ứ khiến lượng khí thải của các phương tiện ra môi trường càng tăng cao.
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện đã quá cũ sẽ thải ra môi trường lượng khí thải độc hại cao gấp từ hai đến bốn lần các loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Chất gây ô nhiễm từ khí thải xe máy xâm nhập cơ thể con người gây ra các vấn đề về mắt, hệ thống hô hấp, tim mạch... Những thành phần độc hại trong khí thải xe máy có thể kể đến là carbon dioxide, ngoài ra, còn có các phần tử cực nhỏ là những thành phần lạ có trong khí thải xe máy;
Các hợp chất hydrocarbons đa vòng là một trong những thành phần khí thải xe máy phổ biến nhất gây ra ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe con người. Với tình hình như hiện nay, các phương tiện giao thông chạy xăng dầu đang là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Để đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết, các chuyên gia nói cần sự chung tay của toàn dân, thay đổi thói quen sử dụng phương tiện từ nhiên liệu hoá thạch sang nhiên liệu bằng điện.
Nỗ lực xanh hoá giao thông
Mới đây, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới và việc ứng phó với biến đổi khí hậu vì phát triển xanh, ít phát thải khí nhà kính là xu thế không thể đảo ngược của nhân loại.
Thủ tướng chỉ đạo loạt giải pháp cần thực hiện đối với các bộ ngành, trong đó, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan ngành giao thông vận tải; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện.
Ông Hồ Chương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam tiết lộ, đơn vị này đã ký hợp đồng mua xe ô tô chạy xăng nhưng sau đó sẵn sàng hủy, chấp nhận mất tiền cọc để chuyển đổi sang dùng xe điện. "Đây là quyết định không dễ dàng ở thời điểm đó. Song, tôi tính toán, một chiếc Toyota Vios vận hành trong thành phố tiêu hao tới 1.750 đồng/km. Trong khi với xe điện VinFast, chi phí trung bình chỉ khoảng 600 đồng/km. Điều này đồng nghĩa, chỉ riêng chi phí năng lượng, xe điện đã tiết kiệm hơn xe xăng tới 60%" , ông nói.
Ngoài chi phí tiết kiệm, việc chuyển đổi sang xe điện cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ về phát triển phương tiện giao thông công cộng xanh - sạch. Bởi thế, đây là hướng đi mang tính lâu dài và bền vững, ông nhấn mạnh.
Hiểu rõ nhất sự thay đổi sau khi chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, ông Nguyễn Ngọc Đồng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đồng Thúy (đơn vị vận hành hãng Lado Taxi) thừa nhận, chi phí sử dụng tiết kiệm hơn rất nhiều xe xăng.
Lãnh đạo Lado Taxi nhớ lại năm 2022, hãng gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh. Sau một thời gian loay hoay tìm hướng đi mới, ông quyết định chọn xe điện để giữ thương hiệu, cũng như giữ chân rất nhiều lao động của hãng với đội ngũ ban đầu là những chiếc VF e34.
Mọi thứ dần tốt lên và khởi sắc. Cái tên Lado gắn với dàn taxi điện ngày càng được người dân, du khách tìm tới nhiều hơn. “Bà con đáp xuống sân bay Liên Khương chỉ đi tìm xe điện”, ông Đồng nói. Cứ thế, doanh thu của hãng tăng lên, thu nhập của tài xế cũng được cải thiện rất nhiều.
Hãng hiện đã chuyển đổi hơn 800 xe sang xe điện. Ông cam kết tới hết năm, Lado Taxi sẽ chuyển đổi sang taxi điện 100% với khoảng 1.100 xe.
"Sau gần một năm đưa xe điện vào hoạt động, không chỉ khách hàng phản hồi hài lòng với những chuyến đi êm ái, không ồn ào, mà cả các tài xế của chúng tôi cũng bày tỏ sự thích thú với trải nghiệm xe điện tiện nghi, tích hợp nhiều tính năng hiện đại", ông Trần Nhật Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Bạn Uống Tôi Lái - chia sẻ.
Nói thêm về quyết định tiếp tục đầu tư xe điện, ông Trường cho biết, hiện xu hướng chuyển đổi sang phương tiện điện trong ngành giao thông vận tải, taxi và xe công nghệ là phát triển tích cực và khá quan trọng. Đây là bước tiến lớn trong việc giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu có hạn như xăng, dầu.
Các chính sách, ưu đãi từ GSM cũng tạo điều kiện cho Bship phát triển quy mô hoạt động, dự kiến mở rộng thêm 5-6 thị trường và phục vụ nhu cầu giao đồ ăn tại các tỉnh miền Trung trong thời gian tới".
Việc đơn vị quyết định tăng thêm 10.000 xe máy điện VinFast vào đội xe 5.000 chiếc đã có cho thấy xu hướng chuyển đổi xanh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp vận tải.
Trước đó, ngày 30/9 tại Hà Nội, hơn 50 doanh nghiệp vận tải hành khách lớn tại Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ với GSM để chia sẻ về nhu cầu chuyển đổi và lợi ích thiết thực của xe điện, thể hiện sự đồng lòng và quyết tâm chung tay "vì tương lai xanh" từ ý tưởng khởi xướng của Tập đoàn Vingroup.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng