Nhà đồng sáng lập thứ ba của Apple chưa bao giờ dùng iPhone và không hề hối hận vì điều đó!
Năm nay, Ronald G. Wayne đã 83 tuổi. Ông chính là người đã thiết kế logo đầu tiên cho Apple và bán 10% cổ phần của mình với giá 800 đô-la (tương đương 18 triệu đồng bây giờ). Nhưng dù có biết trước điều đó thì ông vẫn sẽ không thay đổi ý nghĩ của mình.
- Đồng sáng lập Steve Wozniak: Apple nên nộp nhiều thuế hơn
- Đồng sáng lập Apple: Đối với nước nhỏ, hãy khởi đầu nhỏ khi phát triển công nghệ
- Nhìn lại cuộc đời nhà đồng sáng lập Apple nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của ông
- Đồng sáng lập Apple: Ước gì iPhone màn hình lớn ra mắt từ 3 năm trước
- Đồng sáng lập Apple: Microsoft chậm chân vì không linh hoạt và sáng tạo bằng Apple
Ronald Wayne sống trong một căn nhà nhỏ tại thị trấn Pahrump, Nevada. Designer "lão làng" ở độ tuổi 83 này chính là người đồng sáng lập thứ ba của Apple, dù bây giờ người ta vẫn xem ông là một kẻ ngốc vì đã bán 10% cổ phần của mình với giá 800 USD (khoảng 18,2 triệu đồng) chỉ sau 12 ngày khi công ty được thành lập vào năm 1976. Nếu ông vẫn giữ số cổ phần ấy, ước tính giá trị cổ phiếu của ông sẽ lên đến 67 tỉ USD (tương đương khoảng 1 triệu rưỡi tỉ đồng).
Nhưng Wayne chia sẻ rằng, ông không hề hối hận về quyết định này của mình dù chỉ là một phút. Trong những năm làm việc, ông đã xuất bản hai quyển sách, bao gồm quyển tự truyện mang tên: Adventures of An Apple Founder (Chuyến phiêu lưu của nhà sáng lập Apple).
Wayne đã gặp Steve Jobs khi đang làm việc tại Atari. Theo ông, ông đã phải gia nhập vào Apple để giải quyết tranh chấp giữa Jobs và Steve Wozniak về việc liệu rằng, các bo mạch của Apple thuộc quyền sở hữu của ai.
Trang Motherboard đã gọi cho Wayne trong một cuộc điện thoại gần đây để nói về những ngày đầu của ông tại Apple, quan điểm của ông về nền công nghệ hiện đại và lí do vì sao ông không hề cảm thấy hối tiếc khi đã rời bỏ một công ty mà giờ đây đã trở thành một trong những "ông lớn" trong làng công nghệ và có sức ảnh hưởng toàn cầu. Wayne lúc đó đã gửi cho trang Motherboard một bức ảnh của chính ông để minh hoạ cho bài viết này qua thư bưu thiếp. Và đây chính là bức ảnh ông ấy đã gửi.
Đoạn phỏng vấn dưới đây đã được chỉnh sửa và cô đọng.
Sau khi Apple trở nên lớn mạnh, Steve Jobs hay Steve Wozniak có quay lại để cho ông nhiều tiền hơn không?
Jobs đã đến chỗ của tôi trong ba lần khác nhau. Chúng tôi ăn trưa cùng nhau và ông ấy đề nghị đưa tôi vào một vị trí trong công ty. Nhưng cả ba lần tôi đều khước từ. Họ không hề cho tôi tiền. Tôi chắc chắn, Woz rất muốn làm vậy, nhưng có lẽ vì một tính cách kì lạ nào đó của Jobs đã khiến ông ấy có cái nhìn khá khác biệt về tiền bạc so với Woz.
Nhiều lời đồn đại cho rằng, Jobs và Wozniak không bao giờ hoà hợp với nhau. Ông nhìn nhận điều này như thế nào?
Steve Jobs và Woz luôn dành cho nhau những lời ca ngợi, nhưng họ mang những tính cách rất khác biệt. Hãy để tôi liên tưởng như thế này cho dễ hiểu: nếu bạn phải chọn lựa giữa Steve Jobs và một khối băng, chắc chắn bạn sẽ chọn khối băng để sưởi ấm cơ thể. Nhưng có thể đó cũng chính là lí do khiến Apple tiến xa như bây giờ.
Hiện tại thì ông đang dùng sản phẩm gì của Apple?
[cười lớn] Tôi chưa bao giờ dùng sản phẩm của Apple cả! Tôi thậm chí còn không có một chiếc máy vi tính cho đến giữa những năm 90. Tôi sẽ làm gì với nó đây? Nếu anh nói "làm điều gì ông muốn", thì tôi sẽ đến chỗ làm việc của anh đấy. Tôi cần biết một lí do. Vào giữa những năm 90, một người bạn yêu cầu tôi viết cho anh ta một mẩu chuyện ngắn và sau đó tôi gửi cho anh ấy một bản thảo bằng máy đánh chữ. Chính vì vậy tôi cần một người lắp ráp một chiếc máy vi tính cho tôi. Chiếc máy đó chỉ có mạng Internet tối giản và Wordperfect (của Corel) trong đấy. Và ròng rã suốt quãng đời của mình, tôi chẳng có gì ngoài những chiếc máy vi tính đơn giản nhất.
Tôi đã có cơ hội được phỏng vấn trước hàng trăm khán giả ở Brighton, Anh. Người phỏng vấn nói thế này: "Tôi biết ông chưa bao giờ sử dụng một sản phẩm nào của Apple cả, nhưng bây giờ tôi sẽ tặng ông một cái iPad nhé". Tôi đã nghĩ anh ta rất tuyệt đấy chứ. Tôi lấy làm cảm kích và khi quay trở về Mỹ, tôi đã đưa nó cho con trai nuôi của tôi - người đã hướng dẫn cho tôi cách sử dụng iPad. Nhưng một khi có iPad trong tay, con trai của tôi sẽ không dễ dàng để tôi giành lại đâu! Đó có lẽ là khoảnh khắc duy nhất tôi cảm thấy mình đang sở hữu một sản phẩm của Apple.
Tôi chưa bao giờ hoạt động nhiều trên máy tính. Tôi là một kĩ sư tự-dạy-tự-học trong hơn sáu mươi năm qua. Tôi tự dạy mình những thiết bị điện tử bằng ống chân không, vì ống chân không là thứ duy nhất tôi có thể xoay sở được, vì đến khoảng 10-15 năm sau thì mới xuất hiện bóng bán dẫn. Sau khi bóng bán dẫn trở nên phổ biến, tôi tự học nguyên lí hoạt động của nó. Và khi mạch tích hợp xuất điện trở nên phổ biến, tôi lại tự học nguyên lí hoạt động của nó.
Ông đã thiết kế logo đầu tiên của Apple. Ông có thể chia sẻ một vài điều xung quanh logo này hay không?
Tôi biết vào thời điểm đó thì đây không phải là một logo của thế kỉ 20, mà là của thế kỉ 19. Nhưng cốt yếu là vui thôi. Tất cả mọi thứ chúng tôi nỗ lực ngay từ đầu cũng chỉ xuất phát từ niềm vui.
Tôi hiểu rõ vị trí của mình khi đang núp dưới bóng của những tài năng trẻ lúc bấy giờ. Tôi đã già hơn chúng tận 20 tuổi rồi. Vì vậy tôi chọn bút mực để phác hoạ logo này. Tôi cố dựng lại bức tranh của quả táo và Newton, và ý tưởng lớn được khai sinh từ đó. Ông ấy về cơ bản là một nhà khoa học tự nhiên lỗi lạc. Ông đã khám phá ra quang học và trọng lực. Newton đã xây dựng một bản giải thích về cơ học và toán học, tại sao đạn súng thần công lại hoạt động theo nguyên lí ấy. Sự tương quan trực tiếp đã kích thích phát triển ý tưởng này. Woz và Jobs đều tham gia vào nhóm người có sở thích dùng máy tính doanh nghiệp để mở rộng các máy tính cá nhân. Woz tập trung vào việc thiết kế một bo mạch đơn giản, Jobs nhấn mạnh từ "Apple". Chính vì vậy, tôi đã kết nối chúng với quả táo của Newton.
Tôi giống như là một người lớn vào phòng canh chừng những đứa trẻ đang chơi đùa vậy. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phù hợp, dù nó không phải là một logo hiện đại. Một logo hiện đại như GM sẽ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Tôi đã nhìn thấy logo đó ở rất nhiều nơi. Tôi nhận được mail của fan hâm mộ trên khắp thế giới. Họ còn gửi cho tôi bản sao của logo để tôi kí tên vào đấy. Tôi có một con dấu, và tôi sử dụng nó như một cách chứng nhận.
Thế ông đang dùng điện thoại gì?
Tôi không dùng điện thoại di động, nhưng tôi phòng sẵn một cái trong xe hơi trong trường hợp khẩn cấp, đó là một chiếc điện thoại TracFone.
Vậy ông không có ứng dụng hay trò chơi nào trong đấy à, thưa ông Wayne?
Ồ không. Tôi có những sở thích khác. Tôi dùng thu nhập của mình để sưu tập tem và tiền đồng xu. Người ta chọn đầu tư vào vàng bạc. Tôi sẽ chẳng đầu tư vào những thứ liên quan đến đô-la, vì tôi không biết khi nào mái nhà sẽ sụp xuống, và dĩ nhiên một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ diễn ra. Sau Thế chiến II, 40 quốc gia đã ngồi lại và đàm phán về tỉ giá và tỉ giá hối đoái. Trước đó họ dùng vàng làm tiêu chuẩn. Nhưng Thế chiến II đã trở thành một trận chiến tốn kém nhất trong lịch sử và nhiều quốc gia đã phải phả sản. Adam Smith trong quyển sách Wealth of Nations đã cho rằng, mọi quốc gia sử dụng hệ thống tiền tệ fiat đều sẽ trở nên lạm phát. Và thật sự điều đó đã xảy đến.
Bây giờ ông có hối hận nào khi đã bán cổ phần của Apple hay không?
Tôi đã từng một lần bán đi căn nhà của mình ở bang Florida (Mỹ). Nhưng tôi có hối tiếc khi bán cổ phần của Apple không ư? Hoàn toàn không! Đó sẽ là câu trả lời dứt khoát cho đến khi tôi chết đi. Có một vài lí do khiến tôi rời khỏi Apple. Trên hết, đam mê của tôi không dành cho máy tính, mà là máy đánh bạc. Tôi mang một niềm đam mê mãnh liệt và khao khát thiết kế ra những chiếc máy đánh bạc đẹp đẽ nhất.
Khi ở độ tuổi 40, lúc đấy Wozniak và Jobs đang ở độ tuổi 20, thì đó giống bắt một con hổ bằng đuôi vậy. Nếu như tôi ở lại Apple, tôi có thể sẽ trở thành người đàn ông giàu có nhất… trong nghĩa trang. Tôi biết rằng, mình sẽ không bao giờ thực hiện được đam mê của mình nếu như tôi tiếp tục làm việc cho Apple.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng