Nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển tay robot để “mở khóa sáng tạo”, fan Người Nhện háo hức chờ thời

    Kim, Phụ nữ số 

    Thí nghiệm của giáo sư Otto Octavius - nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh Marvel - bước ra đời thực.

    Nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển tay robot để “mở khóa sáng tạo”, fan Người Nhện háo hức chờ thời - Ảnh 1.

    Giáo sư Masahiko Inami và thiết bị tay jizai của mình.

    Xã hội hiện đại đã quen sống chung với robot và những người mang chi giả, nhưng có lẽ sẽ phải mất một thời gian nữa chúng ta mới có thể quen với sự hiện diện của người có nhiều hơn hai tay.

    Một nhóm nghiên cứu công tác tại Đại học Tokyo, với người dẫn dắt là giáo sư Masahiko Inami, đang mong muốn phát triển một bộ tay robot hỗ trợ con người trong cuộc sống. Nhóm các kỹ sư phát triển thiết bị dựa trên ý tưởng văn hóa Nhật Bản mang tên “jizai” - một thuật ngữ mô tả khả năng tự hành và việc được tự do làm theo ý muốn.

    Video hai vũ công biểu diễn với thiết bị tay jizai.

    Theo lời ông Inami, ý tưởng của hệ thống tay robot này tới từ bộ môn múa rối Nhật Bản truyền thống và từ một truyện ngắn của tác gia Yasunari Kawabata - tiểu thuyết gia đã được trao giải Nobel Văn học năm 1968.

    Mục tiêu của nghiên cứu là tạo ra một mối liên kết đặc biệt giữa não và thiết bị, tương tự như cách một nhạc công chơi đàn. Ông Inami cho hay khái niệm này thể hiện phần nào mối liên hệ "giữa con người và công cụ, giống như cách một nhạc cụ có thể trở thành một phần của thân thể”.

    Ông cũng nói thêm: “Đây hoàn toàn không phải là đối thủ với nhân loại, mà là thứ gì đó giúp ta làm theo ý mình, như một cái xe đạp hay một cái xe điện vậy. Nó hậu thuẫn chúng ta và có thể mở khóa sáng tạo”. 

    Nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển tay robot để “mở khóa sáng tạo”, fan Người Nhện háo hức chờ thời - Ảnh 3.

    Ảnh: REUTERS/Kim Kyung-Hoon.

    Nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển tay robot để “mở khóa sáng tạo”, fan Người Nhện háo hức chờ thời - Ảnh 4.

    Ảnh: REUTERS/Kim Kyung-Hoon.

    Một số người dùng mới chỉ thử bộ tay mà đã cảm thấy gắn bó với chúng. “Tháo chúng ra sau một thời gian sử dụng, bạn có thể thấy buồn một chút. Đó là lý do chúng có đôi phần khác biệt so với các công cụ khác”, ông Inami nói. 

    Theo lời vị giáo sư Nhật Bản, tiềm năng của bộ tay sẽ còn vươn xa, đơn cử như việc trợ giúp các nhân viên cứu hộ trong hoàn cảnh hiểm nghèo. “Tương lai có thể chứng kiến cánh mọc ra từ lưng con người, hay drone gắn liền với người sử dụng … Có khi ai đó sẽ phát minh ra một môn thể thao cần tới sáu tay, hay phát minh ra một kiểu bơi mới chẳng hạn”, ông Inami nói.

    Theo Reuters

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày