Nhà sáng lập kiêm CEO Telegram vừa bị bắt giữ tại Pháp: Hành trình từ “Facebook của Nga” đến ứng dụng nhắn tin cạnh tranh với WhatsApp, Instagram, Tiktok
Trước khi thành công với Telegram, Pavel Durov bắt đầu chặng đường công nghệ từ việc sáng lập mạng xã hội VKontakte (VK).
- Một đồng tiền số bị thổi bay hàng tỷ USD vốn hoá sau khi CEO Telegram bị bắt
- AI tấn công AI - nỗi lo uy hiếp an ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số
- Ngôi làng nhỏ sẽ là "thánh địa" tương lai của Microsoft: 15 năm tới sẽ xây dựng 6 trung tâm dữ liệu, nhưng lại là "ác mộng" của dân địa phương?
- 'Thành phố iPhone' đìu hiu: Từng có 300.000 công nhân mùa cao điểm giờ ai cũng ngậm ngùi 'nơi đây không còn như trước nữa'
- Đây là người Việt được mệnh danh là “thầy của những phát minh”: Có sáng chế "để đời", được tạp chí nổi tiếng của Úc vinh danh
Tỷ phú 39 tuổi Pavel Durov, người sáng lập và CEO ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị bắt tại sân bay Le Bourget ngoại ô Paris vài giờ trước, theo thông tin từ các kênh truyền hình Pháp TF1 và BFM TV.
Kênh truyền hình TF1 cho biết trên trang web, Durov bị bắt tại sân bay vào khoảng 20 giờ theo giờ địa phương (6 giờ chiều GMT) ngày 24/8 sau khi đến Pháp từ Azerbaijan bằng máy bay riêng.
Theo các nguồn tin, việc bắt giữ Durov là một phần của cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát Pháp. TF1 và BFM TV cho biết cuộc điều tra tập trung vào việc thiếu người kiểm duyệt trên Telegram, điều mà cảnh sát cho rằng đã tạo điều kiện cho các hoạt động tội phạm diễn ra không bị ngăn chặn trên nền tảng này.
Ông Pavel Durov sinh ra và lớn lên tại Saint Petersburg, Nga, trong một gia đình có cha là giáo sư ngữ văn nhưng yêu công nghệ. Theo bước chân của cha mình, Durov tiếp tục học ngữ văn tại Đại học Quốc gia Siant Petersburg.
Sau khi tốt nghiệp, ông đã cùng anh trai Nikolai Durov (một lập trình viên và nhà toán học cực kỳ tài năng) sáng lập ra mạng xã hội VKontakte (VK) vào năm 2006, với mục tiêu trở thành "Facebook của Nga".
Từ một website nhỏ thời điểm ban đầu, mạng xã hội VK nhanh chóng phát triển. Năm 2014, website này có hơn 20 triệu người dùng và được định giá 3 tỷ USD. Sau đó, mạng xã hội này nhanh chóng phổ biến và giúp Durov trở nên giàu có.
Durov đã bán lại mạng xã hội VKontakte và rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối tuân thủ yêu cầu của Chính phủ về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên nền tảng truyền thông xã hội này. Ông trở thành công dân Pháp vào tháng 8/2021.
Năm 2013, Durov và anh trai thành lập ứng dụng nhắn tin Telegram, một nền tảng miễn phí cạnh tranh với các nền tảng khác như WhatsApp của Meta, Instagram, Tiktok và Wechat.
Theo TechCrunch, tại thời điểm khởi đầu, hai anh em nhà Durov tạo nên Telegram như một dự án nghiên cứu vì họ muốn tạo ra thứ gì đó "thực sự an toàn và thú vị cùng một lúc". Cũng trong năm này, Durov tiết lộ có khoảng 100.000 người dùng trên nền tảng Telegram.
Năm 2017, Durov chuyển đến Dubai, một trong những trung tâm kinh tế và công nghệ của thế giới để sinh sống và đặt trụ sở chính cho Telegram. Ông chia sẻ lý do chọn thành phố ở UAE là vì đây là nơi tốt nhất cho một "nền tảng trung lập". "Ở Dubai, Chính phủ không làm phiền chúng tôi", ông Durov nói với Financial Times.
Telegram là ứng dụng nổi tiếng với tính năng bảo mật cao và khả năng tạo ra các kênh thông tin nhanh chóng. Trên kênh cá nhân vào ngày 22/7, Pavel Durov thông báo: “Telegram đã đạt 950 triệu người dùng hoạt động hàng tháng”, “Tăng từ 900 triệu vào mùa xuân - trên đà đạt 1 tỷ”. Năm nay, ứng dụng này đặt mục tiêu cán mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng.
Tuy nhiên, ứng dụng nhắn tin này cũng dính nhiều tranh cãi lớn tên khắp thế giới khi Telegram trở thành kênh liên lạc chính của tội phạm, hacker để trao đổi về các dịch vụ bất hợp pháp - mà không chịu các hình thức kiểm soát.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào năm 2022, Telegram đã trở thành nền tảng chính để cả Nga và Ukraine đưa tin về chiến sự và tình hình chính trị liên quan tới cuộc xung đột.
Theo ước tính của Forbes, Pavel Durov có khối tài sản trị giá 15,5 tỷ USD tại ngày 25/8/2024, đứng thứ 122 trong danh sách tỷ phú. Năm 2023, giá trị tài sản ròng của Durov được Forbes ước tính là 11,5 tỷ USD.
Tổng hợp từ Reuters, Financial Times, Forbes, TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng