Nhà tù kỳ lạ nhất thế giới: Áp dụng nguyên tắc 'lạt mềm buộc chặt', tù nhân thoải mái tập gym và được nhận lương hàng tháng, sống tiện nghi như đi nghỉ dưỡng
Tù nhân ở nhà tù Bastoy có một cuộc sống rất khác biệt so với những tù nhân ở những nơi khác!
Thành lập năm 1982, tọa lạc trên hòn đảo Bastoy, ngoài khơi bờ biển Oslo, Na Uy, nhà tù Bastoy là "nhà" của 115 tù nhân, bao gồm nhiều loại tội phạm khác nhau. Dù vậy, đây không phải là “địa ngục trần gian” như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Tại nhà tù Bastoy, các tù nhân không phải trải qua cuộc sống tù ngục như những nơi khác. Ở đây, họ được tự do mặc những trang phục thoải mái thay vì mặc áo tù, họ cũng chẳng phải sống trong không gian chật hẹp đằng sau song sắt mà có phòng riêng, sống chung một mái nhà và sử dụng chung không gian nhà bếp rộng rãi với những tù nhân khác.
Hằng ngày, tù nhân tự chế biến thức ăn từ thực phẩm mua tại siêu thị địa phương và nhận khoản trợ cấp 90 USD (hơn 2 triệu đồng) cho mỗi tháng ở tù. Chưa hết, các tù nhân còn được nhận khoản lương khoảng 8 USD mỗi ngày khi làm những công việc bao gồm trồng trọt, chăm sóc ngựa, sửa xe đạp, làm đồ gỗ và bảo trì các cơ sở vật chất tại đảo. Thậm chí, tất cả mọi người ở đây sẽ được tham gia lớp học, các khóa huấn luyện để nâng cao kỹ năng.
Không chỉ được “ăn ngon, mặc đẹp” theo đúng nghĩa đen, khi rảnh rỗi, các tù nhân có cơ hội đến thăm nhà thờ, trường học hoặc thư viện và tham gia các hoạt động giải trí như cưỡi ngựa, tập gym, câu cá, chơi quần vợt, thoải mái tắm nắng vào mùa hè và tắm hơi vào mùa đông.
Cũng bởi vì "cuộc sống ngục tù" ở hòn đảo này quá khác biệt, do đó công việc của các nhân viên an ninh tại đây cũng rất nhàn nhã. Dù vậy, để được nhận công việc này, họ phải trải qua 3 năm rèn luyện các kỹ năng như một nhân viên xã hội thay vì chỉ đơn giản là sĩ quan nhà giam cứng nhắc.
“Không chỉ là một địa điểm cải tạo tuyệt vời, một hòn đảo xinh đẹp mà nhà tù Bastoy còn là nơi tạo điều kiện cho tù nhân thay đổi chính mình. Những nhân viên an ninh ở đây đóng vai trò rất quan trọng bởi họ vừa là nhân viên xã hội, vừa đảm nhận nhiệm vụ cai ngục. Tất cả họ đều tin vào cuộc việc của mình và sự khác biệt mà công việc của họ tạo ra” - Arne Kvernvik Nilsen, người đứng đầu nhà tù Bastoy, cựu bộ trưởng đồng thời là nhà tâm lý học, nói với tờ Guardian.
Ông Nilsen có những suy nghĩ mang tính cách mạng về việc các nhà tù nên được vận hành như thế nào. Không phải tất cả các nhà tù ở Na Uy đều hoạt động theo phương thức kỳ lạ này. Dù vậy, tất cả đều tuân theo một nguyên tắc, đó là tước đi sự tự do của phạm nhân. Theo đó, luật pháp ở Na Uy không có mức án chung thân hay tử hình.
Ông Nilsen nói.“Mất đi tự do là hình phạt cao nhất dành cho những tên tội phạm. Khi bị giam giữ, chúng ta nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro mà họ sẽ gây ra cho xã hội sau khi mãn hạn tù.”
Cũng nhờ áp dụng nguyên tắc “lạt mềm buộc chặt” như vậy nên tỷ lệ tái phạm tội của tù nhân ở quốc gia này cũng rất thấp, chỉ chiếm 30%. Riêng ở nhà tù Bastoy, tỷ lệ này chỉ còn 16%, thấp hơn rất nhiều so với các nhà tù khác ở châu Âu.
Ông Nilsen cho biết: "Đối với nhiều tội phạm, sự trường phạt đôi khi không bao giờ là đủ. Thay vào đó, họ cần một kiểu trợ giúp để nhìn nhận lại lỗi lầm. Sự trừng phạt không thể giúp chữa lành những tội lỗi của họ."
Dù vậy, mô hình nhà tù Bastoy vẫn là chủ đề gây ra những luồng tranh cãi trái chiều. Nhiều người cho rằng việc đối xử tốt với các phạm nhân không phải yếu tố chính ảnh hưởng tới việc liệu họ có tái phạm tội hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng