Nhắc đến Panasonic, ai cũng nghĩ ngay đến điều hòa, tủ lạnh nhưng có một dòng sản phẩm đang chiếm đến 50% thị phần tại Việt Nam, gia đình nào cũng cần
Tại Nhật Bản, chỉ cần nhà máy của Panasonic sản xuất thiết bị này gặp trục trặc, toàn bộ các công trình xây dựng tại nước này có thể phải dừng hoạt động ngay lập tức.
- Thời hoàng kim đã qua của Nhật Bản: Gặm nhấm nỗi đau với Sony, Panasonic, Toshiba, lặng nhìn Trung Quốc vượt mặt sau 30 năm
- Lý giải sức mạnh công nghệ làm nên chiến thắng của Panasonic tại Ashui Award 2022
- Panasonic thử nghiệm 'nhà máy của tương lai' sử dụng 100% năng lượng tái tạo
- Panasonic tăng tốc mở rộng kinh doanh vật tư - Thiết bị điện xây dựng tại Việt Nam
Các thiết bị điện tử gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ từ Panasonic đã quá quen thuộc với người dùng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác như một sự đảm bảo về chất lượng, sự an toàn, tin cậy nhưng không nhiều người biết, công ty này còn tham gia sản xuất, kinh doanh ở một mảng thiết bị quan trọng với sự thành công còn lớn hơn nữa.
Thiết bị ổ cắm điện chiếm thị phần top 1 ở nhiều quốc gia
Pananonic Electric Works (PEW), một trong 5 công ty thành viên thuộc Tập đoàn Panasonic tham gia phát triển các cơ sở hạ tầng đô thị gồm thiết bị nối dây, các sản phẩm liên quan đến HEMS/BEMS và hệ thống chiếu sáng. Về quy mô bán hàng, đây là công ty lớn nhất của Tập đoàn Panasonic.
Ở mảng kinh doanh thiết bị nối dây (ổ cắm điện, phích cắm, công tắc…) doanh nghiệp này nắm giữ thị phần lớn thứ 2 toàn cầu, trong đó là thương hiệu top 1 tại Nhật Bản (80% thị phần), Việt Nam (50% thị phần), Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tài chính 2021.
Theo đại diện Panasonic, một trong những trọng tâm chính của Tập đoàn chính là mở rộng mảng kinh doanh này và Việt Nam được xác định là quốc gia trọng điểm và quan trọng nhất tại khối ASEAN trong việc mở rộng.
Dự kiến, nhà máy mới của Panasonic Electrics tại Bình Dương sẽ bắt đầu sản xuất các thiết bị nối dây từ năm 2024, đẩy công suất của hãng lên 1,8 lần so với mức khoảng 150 triệu thiết bị/năm hiện nay.
Để chuẩn bị cho việc chuyển giao công nghệ vận hành nhà máy tại Việt Nam, hãng đã tiến hành đào tạo cho khoảng 25 nhân viên trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay về phương thức vận hành và bảo trì thiết bị, kỹ năng thiết kế khuôn mẫu, kỹ năng quản lý thiết bị và kiểm soát chất lượng cũng như kỹ năng thiết kế sản phẩm.
Về dải sản phẩm thiết bị ổ cắm, phích cắm kinh doanh tại Việt Nam, đại diện Panasonic khẳng định nhấn vào yếu tố chất lượng cao, mang đến sự an toàn, an tâm cho người sử dụng thay vì trực tiếp cạnh tranh về giá với các sản phẩm đang có trên thị trường. “Sản phẩm ổ cắm rẻ nhất của chúng tôi có mức giá khoảng 60.000 đồng, hoàn toàn không đắt so với các sản phẩm đối thủ”, vị đại diện này nói khi được hỏi về việc giá sản phẩm có quá cao hay không.
Nhà máy Tsu – “di sản” đặc biệt của PEW
Nhà máy Tsu được đặt tại tỉnh Mie với diện tích khoảng 100.000 m2, nhân sự khoảng 1.800 người. Ngay khi bước chân vào nhà máy này, khách tham quan sẽ được “chào mừng” bằng một phòng trưng bày nơi giới thiệu lịch sử của nhà máy cũng như các sản phẩm quan trọng tạo nên các dấu ấn lịch sử đó.
Ở vị trí trang trọng nhất chính là một mẫu phích cắm nối với đèn chiếu sáng (đui đèn) ra đời từ năm 1019. Theo đại diện PEW, mẫu đui đèn này hiện vẫn được bán tại Nhật với doanh số lên đến 100.000 sản phẩm/năm, được sử dụng trên những chiếc thuyền đi biển hoặc xe đẩy hàng tại quốc gia này.
Nhà máy Tsu hiện chính là “nhà máy mẹ” cho hoạt động kinh doanh thiết bị nối dây của PEW với công suất 80 triệu thiết bị/năm. Phần lớn các thiết bị nối dây ở Nhật Bản (công tắc, ổ cắm) đều được sản xuất tại đây.
Nhà máy này quan trọng đến mức lãnh đạo Panasonic thường nói đùa rằng chỉ cần nhà máy Tsu dừng hoạt động hoặc gặp trục trặc trong một ngày, toàn bộ các công trình xây dựng tại Nhật Bản có thể phải dừng thi công vì thiếu linh kiện điện.
Cũng vì sự quan trọng này, nhà máy Tsu được vận hành một cách rất đặc biệt. Theo đó, nhà máy này sử dụng một “dây chuyền sản xuất tích hợp”, cho phép công ty “tự cung tự cấp” ở mọi công đoạn từ xử lý nguyên liệu, sản xuất, đóng gói sản phẩm mà không phụ thuộc vào các đối tác gia công bên ngoài.
Nhà máy này thậm chí còn tự thiết kế và bảo trì các khuôn mẫu linh kiện, vốn hầu hết sẽ được thuê ngoài ở nhiều doanh nghiệp sản xuất khác.
Một trong những ví dụ của sự “đa năng” này là việc nhà máy Tsu tự thiết kế loại máy tạo hình để sản xuất “lò xo khóa” – bộ phận định hình chắc chắn dây điện vào ổ cắm chỉ cần 1 dây để kết nối. Họ cũng tự phát triển loại nguyên liệu thô là nhựa Urea Formaldehyde với khả năng chống cháy cao hơn hẳn nhựa thông thường.
Theo đại diện Panasonic, tất cả những công nghệ này đều sẽ được chuyển giao sang nhà máy tại Bình Dương để sản xuất các thiết bị điện nối dây phục vụ cho thị trường nội địa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng