Nếu bạn cho rằng chiều cao của con người tăng lên hoàn toàn là do dinh dưỡng thì có lẽ bạn đã nhầm to rồi.
Nếu bạn cho rằng chiều cao của nhân loại được cải thiện nhờ vào chế độ dinh dưỡng ngày càng tốt thì có lẽ bạn đã nhầm bởi dữ liệu để bác bỏ điều đó đến từ Châu Âu cho thấy, người Châu Âu đã tăng đều đặn chiều cao trung bình kể từ giữa thế kỷ 19, nhưng mức tăng trưởng cao nhất ở nhiều quốc gia xảy ra vào đầu thế kỷ 20, trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
Nếu dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến chiều cao trung bình, thì tại sao trong những năm tháng chiến tranh, người ta vẫn cao thêm khi mà lương thực còn không đủ để ăn no? Rõ ràng, lý do đằng sau nó không chỉ là dinh dưỡng.
Sự thay đổi về chiều cao trung bình thực sự chỉ bắt đầu từ gần 200 năm trước, và chiều cao trung bình của con người thực tế không thay đổi nhiều trong những nền văn minh hàng nghìn năm trước. Tính toán và thống kê của nhà nghiên cứu - Peng Wei trên các tài liệu và hài cốt được khai quật từ các ngôi mộ cổ thời Tần và Hán đã kết luận rằng chiều cao của nam giới trưởng thành ở khu vực phía bắc sông Hoàng Hà trong thời Tần và Hán của Trung Quốc là khoảng 166 -168 cm và nữ giới là khoảng 150 - 152 cm, về cơ bản đây vẫn là chiều cao trung bình của cư dân khu vực này từ thời đồ đá mới.
Nghiên cứu của Hou Kan về xương người từ các lăng mộ nhà Minh và nhà Thanh trong khuôn viên mới của Đại học Yuci ở Sơn Tây cho thấy chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành trong triều đại nhà Thanh tại khu vực này là 165,67 cm và chiều cao của phụ nữ trưởng thành là 151,34 cm, không khác nhiều so với thời Tần và Hán.
Chiều cao của nam giới ở miền Bắc Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh và người Châu Âu cùng thời kỳ cũng tương đối giống nhau.
Trong suốt 100 năm từ 1870 đến 1970, chiều cao của người Châu Âu tăng đều đặn với tốc độ 1 cm mỗi thập kỷ. Tất nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp đóng vai trò quyết định điều đó, nhưng lương thực không phải là yếu tố duy nhất.
Cách mạng công nghiệp ra đời đã làm giảm giá lương thực, nhưng tác động tiêu cực đến chiều cao. Khi các nhà máy ở thành thị nối tiếp nhau xuất hiện, giới trẻ bắt đầu xuất hiên xu hướng làm việc xa quê, xa các sản phẩm sữa, nông sản chất lượng cao.
Thống kê cho thấy vào thế kỷ 19, lao động thành thị của Anh thấp hơn người nông thôn 2 - 3 cm, điều này trái ngược với khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày nay. Nguyên nhân là do điều kiện sống ở thành phố lúc bấy giờ rất kém, thể hiện ở chỗ không gian sống quá đông đúc, đường phố phủ kín rác và không khí bị ô nhiễm bởi khói đen từ các nhà máy.
Bởi vậy có thể nói lương thực chỉ đóng góp một phần vào việc tăng trưởng chiều cao, môi trường sống mới được xem là một trong những yếu tố giúp nhân loại cao lớn hơn. Ngoài ra, nếu xét ở góc độ lượng protein, thì người Mỹ xứng đáng là số 1 thế giới, số liệu năm 2013 là 420 calo/ người/ ngày, tuy nhiên chiều cao của người Mỹ cũng không hơn người Hà Lan. Bởi vậy protein cũng không được coi là yếu tố chính quyết định mức tăng trưởng chiều cao của nhân loại.
Theo nghiên cứu hiện tại của con người về sự di truyền chiều cao, có rất nhiều gen quyết định chiều cao của chúng ta. Vào năm 2014, một nghiên cứu liên quan 300 tổ chức nghiên cứu khoa học về gen khác đã tìm thấy 697 điểm di truyền liên quan đến chiều cao.
Nghiên cứu này cho thấy có nhiều yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao, và có sự khác biệt ở các chủng tộc, dân tộc và vùng sinh sống khác nhau. Nhưng có một quy luật tổng thể về chiều cao của con người đó là giảm dần theo vĩ độ, tức là người sống ở vĩ độ cao sẽ cao hơn người sống ở vĩ độ thấp.
Ví dụ, ở Châu Âu, các nước Bắc Âu như Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy,… có chiều cao trung bình cao nhất, và chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành là 177-183 cm.
Vị trí thứ hai là các quốc gia không giáp biển ở Trung Âu như Áo, Đức, Bỉ, ... Chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành là khoảng 175-180 cm.
Tiếp đến là bờ biển Địa Trung Hải của Nam Âu, như Pháp, Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v.v., chiều cao trung bình của một nam giới trưởng thành là 172-177 cm.
Từ đó có thể thấy chiều cao rõ ràng có liên quan đến vĩ độ, và khi chúng ta đề cập đến sự thay đổi của vĩ độ, chúng ta rất có thể nghĩ đến sự thay đổi của nhiệt độ trung bình. Lấy nhiệt độ làm điểm khởi đầu để giải thích thì định luật này thực ra rất giống với định luật Bergman trong động vật học.
Định luật Bergman được phát hiện bởi học giả người Anh - Bergman vào năm 1847. Ông phát hiện ra rằng trong số các loài động vật máu nóng, ngay cả những cá thể cùng loài sống ở nơi lạnh giá thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn những cá thể sống ở nơi ấm áp. Ngoài ra, những loài có quan hệ họ hàng gần sống ở nơi lạnh giá cũng có xu hướng như vậy.
Quy tắc này có thể được tìm thấy ở sói, gấu và thậm chí cả chim. Giải thích cổ điển là khi kích thước của động vật tăng lên, tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể sẽ nhỏ hơn, điều này sẽ làm giảm tốc độ mất nhiệt từ bề mặt cơ thể, điều này có lợi cho động vật thích nghi với môi trường lạnh.
Mặc dù định luật này nghe thì có vẻ cũng có lý, nhưng lời giải thích này lại không đúng đối với con người, bởi vì con người vốn đã sống cuộc sống định cư, biết đốt lửa hay mặc quần áo lông động vật để giữ ấm. Chúng ta có thể vượt qua cái lạnh không cần đột biến nhờ vào trí thông minh và công nghệ được cải tiến từng ngày.
Một ví dụ điển hình là người sống ở khu vực sông Nile ở Châu Phi. Họ là những thổ dân Châu Phi sống ở Nam Sudan, Uganda, Kenya và miền bắc Tanzania. Họ đã sống trên đồng cỏ có nhiệt độ cao qua nhiều thế hệ.
Theo định luật Bergman, họ chắc chắn phải có vóc dáng thấp bé, tuy nhiên những cư dân ở đây lại là những người có chiều cao trung bình cao nhất thế giới. Trong số các bộ tộc Dinka, chiều cao của nam giới trưởng thành có thể đạt 190 cm, và chiều cao trung bình của phụ nữ có thể đạt 180 cm.
Từ đó có thể thấy có rất nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển chiều cao của nhân loại như nguồn lương thực, chất lượng môi trường sống, hàng loạt các yếu tố liên quan đến địa lý. Trong đó, yếu tố liên quan đến khí hậu cũng rất quan trọng, nhìn chung các vùng vĩ độ thấp có lượng mưa nhiều hơn trong năm và thời gian có ánh sáng thấp hơn, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương người.
Giấc ngủ cũng là một góc độ phức tạp khác, có quan điểm cho rằng những người sống ở vùng nhiệt đới nóng thường ngủ muộn hơn do nhiệt độ buổi tối cũng khá cao nên họ đã bỏ lỡ thời gian tiết hormone tăng trưởng chiều cao khi ngủ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng