Nhật Bản không hạn chế phim Mỹ như Trung Quốc, thậm chí còn chẳng thèm kiểm duyệt, nhưng đây có lẽ là thị trường duy nhất trên thế giới mà Avatar 2 “thua” trong đợt công chiếu mở màn.
- Nơi yên nghỉ độc đáo của Vua bóng đá Pele: Nghĩa trang thẳng đứng, có cả thác nước và bảo tàng xe hơi
- Ngôi trường là "kỳ phùng địch thủ" với Harvard: Cái nôi đào tạo toàn tinh hoa, là nơi nhà vật lý thiên tài Albert Einstein từng sống và làm việc
- Lớn gần gấp 5 lần Tử Cấm Thành, đây mới là Hoàng cung hoành tráng nhất lịch sử Trung Quốc
Hãng tin Bloomberg cho hay siêu phẩm “Avatar: The Way of Water” (Avatar 2) của đạo diễn James Cameron đã gây thất vọng lớn khi ra mắt tại thị trường Nhật Bản khi chỉ đứng thứ 3 về doanh số, xếp sau 2 bộ phim hoạt hình nội địa đã công chiếu được nhiều tuần trước đó.
Trên thực tế, đây không chỉ là câu chuyện của Avatar 2 mà là còn của cả ngành điện ảnh Hollywood Mỹ.
Thất sủng
Vào thập niên 1980-1990, Hollywood là một thế lực đáng gờm tại Nhật Bản khi hàng loạt các siêu sao xuất hiện tại thị trường điện ảnh lớn thứ 3 thế giới này, từ hình ảnh Arnold Schwarzenegger ăn mỳ cho đến Harrison Ford uống bia Kirin. Thậm chí đến tận ngày nay, việc Tommy Lee Jones xuất hiện để quảng cáo cà phê tại đây cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng theo hãng tin Bloomberg, sự xuất hiện của các siêu sao Hollywood gần đây ngày càng ít tại Nhật Bản. Ngoài Johnny Depp quảng cáo cho bia Asahi ra thì chẳng còn mấy diễn viên đến quảng bá cho thị trường này.
Trên thực tế, không phải là các doanh nghiệp Nhật Bản hết tiền mà là điện ảnh Hollywood đang dần mất chỗ đứng tại đây, bị thay thế bởi các phim hoạt hình quốc nội.
Số liệu cho thấy thị phần phim Mỹ tại thị trường điện ảnh lớn thứ 3 thế giới này đã suy giảm trong nhiều năm và đại dịch chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Có đến 4/5 tác phẩm điện ảnh có doanh thu cao nhất năm nay ở Nhật Bản là phim nội địa, trong khi bộ phim nước ngoài duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này lại là “Top Gun: Maverick”, phần tiếp theo từ bộ điện ảnh nổi tiếng thập niên 1980.
Theo Bloomberg, phim Phương Tây cũng gặp khó khăn tại Nhật Bản nhưng không phải từ các chính sách ưu đãi tác phẩm nội địa như ở Trung Quốc mà là do thị hiếu của người xem. Nhật Bản là một thị trường tự do cho phim ảnh nước ngoài và không có bất kỳ hạn chế về số lượng phim Phương Tây được chiếu mỗi năm như ở Trung Quốc.
Thậm chí, nước này còn chẳng có công đoạn kiểm duyệt phim trước khi ra mắt với các tác phẩm của Mỹ.
Ngay cả khi đại dịch Covid-19 hoành hành, quốc gia này cũng là một trong những thị trường hiếm hoi trên thế giới chấp nhận cho các rạp phim mở cửa.
Vậy nhưng khán giả Nhật thay vì lựa chọn Hollywood lại đi xem các tác phẩm nội địa và xu thế này còn tiếp tục tăng mạnh hậu dịch. Cả 4/5 bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất tại Nhật Bản trong năm nay đều là phim hoạt hình nội địa, với tác phẩm dẫn đầu là “One Piece Film: Red” (Đảo hải tặc) và “Jujutsu Kaisen 0: The Movie” (Chú thuật).
Một số chuyên gia còn nhận định Nhật Bản có lẽ là thị trường duy nhất trên thế giới mà Avatar 2 không thể đứng đầu trong đợt công chiếu mở màn.
Mặc dù Avatar 1 là một tác phẩm thành công vang dội ở Nhật Bản, đồng thời cũng là bộ phim có doanh thu cao thứ 12 nhất thời đại tại thị trường này. Thế nhưng khẩu vị người xem ở đây đã thay đổi và sự thất bại của Avatar 2 là một minh chứng rõ ràng nhất.
Trong khi đó, phim hoạt hình Nhật Bản lại trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Ví dụ như tác phẩm hoạt hình “Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba — the Movie: Mugen Train” (Thanh gươm diệt quỷ) dù được công chiếu vào giữa mùa đại dịch nhưng lại trở thành bộ phim ăn khách nhất thời đại tại Nhật Bản, vượt qua cả kỷ lục trước đó là tác phẩm từng đoạt giải Oscar “Spirited Away” năm 2001.
Thay đổi
Hãng tin Bloomberg nhận định sự thay đổi thị hiếu của khán giả Nhật Bản đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó là việc chất lượng các bộ phim nội địa ngày càng gia tăng. Thời kỳ Nhật Bản phải dùng đi dùng lại các hình ảnh động và kéo dài các cảnh giống nhau hết tập này qua tập khác cho phim hoạt hình đã qua.
Giờ đây với kinh phí lớn cùng kỹ thuật phát triển, phim hoạt hình Nhật Bản đã dễ dàng đánh bại các siêu phẩm Hollywood trên chính sân nhà. Trong tuần trước, bộ phim hoạt hình “Suzume” đã đánh bại cả Avatar với doanh thu gần 10 triệu Yên, tương đương 75 triệu USD.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Internet cũng như truyền hình trực tuyến, streamning... khiến các tác phẩm điện ảnh sẽ cần quảng bá hoặc có sức ảnh hưởng lan rộn hơn nữa mới có thể khiến nhiều khán giả tới rạp.
Những tên tuổi lớn tại Nhật Bản như Studio Ghibli đã phải mất nhiều năm gây dựng thương hiệu cùng các tác phẩm nổi tiếng.
Thế rồi những bộ truyện tranh đình đám như “One Piece”, “Slam Dunk” với lượng người hâm mộ đông đảo cả trong và ngoài nước khiến những siêu phẩm như Avatar 2 của James Cameron cũng phải chịu thua.
Sự gia tăng về chất lượng các bộ phim hoạt hình, đặc biệt là những tác phẩm chuyển thể từ truyện tranh khiến sân chơi của Hollywood ngày càng thu hẹp. Với lượng người hâm mộ đông đảo, các tác phẩm này dễ dàng kéo khán giả đến rạp hơn những bộ phim Phương Tây chỉ gói gọn trong 2-3 tiếng.
Một yếu tố nữa khiến Hollywood thất sủng tại Nhật Bản là lượng người hâm mộ các siêu anh hùng Phương Tây đang ngày một suy giảm. Bên cạnh những yếu tố về văn hóa, sự phổ biến thì việc người xem dần chán những hình ảnh lặp lại của Hollywood cũng là một nguyên nhân.
Cả DC và Marvel đều đang cố gắng xây dựng lớp anh hùng kế cận sau thành công của Avenger hay Batman, nhưng vẫn chưa có một nhân vật nào thực sự nổi bật có thể đứng lên cầm trịch như Iron Man đã từng làm.
Lấy ví dụ như “Black Panther” (Chiến binh báo đen) được xếp hạng là tác phẩm ăn khách thứ 10 trong suốt một thập niên qua, thế nhưng bộ phim này lại chỉ thu về có 14,7 triệu USD tại Nhật Bản. Tương tự, tác phẩm “Thor: Love and Thunder” (Thần sấm) nổi tiếng cũng chỉ thu về 9,8 triệu USD tại đây.
Tồi tệ hơn, ngay cả những tác phẩm hoạt hình của Walt Disney cũng không còn thu hút như xưa. Mặc dù siêu phẩm “Frozen” (Nữ hoàng băng giá) năm 2013 thu về gần 250 triệu USD tại Nhật Bản nhưng gần đây không có một bộ phim nào của nhà chuột (Disney) gây được tiếng vang.
Năm 2021, “Encanto” chỉ thu về 6,8 triệu USD, “Raya and the Last Dragon” là 3,3 triệu USD. Tháng trước, “Strange World” còn chưa được nổi 1 triệu USD doanh thu phòng vé ở Nhật Bản.
Xin được nhắc, Nhật Bản là một trong những nước có nhiều người hâm mộ Disney nhất thế giới và sự thất bại của các tác phẩm này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhà chuột cũng như Hollywood.
*Nguồn: Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng