Nhật Bản mạnh tay đầu tư cho ngành công nghiệp "đãi" vàng trong rác thải đô thị

    Chíp,  

    Mitsubishi Materials và một vài công ty khác của Nhật đang đầu tư rất nhiều vào dây chuyền tái chế trước nguy cơ thiếu hụt các kim loại hiếm.

    Mitsubishi Materials, Dowa Holdings và các hãng khác của Nhật đang hàng ngày xử lý hàng đống đồ điện tử và những sản phẩm khác để tìm kiếm vàng, bạch kim, palladium và những kim loại hiếm khác.

    Gần đây, Mitsubishi đang bổ sung thêm nhiều cơ sở tái chế khác cả trong và ngoài nước và có kế hoạch đầu tư tới 12 tỷ Yên (107,6 triệu USD) cho mảng kinh doanh này. Khoản đầu tư sẽ tăng năng suất tái chế hàng năm của hãng lên 40%, đạt 200.000 tấn hàng năm và biến họ trở thành một trong những hãng lớn nhất thế giới trong mảng chế biến vàng, bạc, đồng và kim loại hiếm đã qua sử dụng khác.

    Nhật Bản mạnh tay đầu tư cho ngành công nghiệp đãi vàng trong rác thải đô thị - Ảnh 1.

    Công ty này sẽ bổ sung thêm vài cơ sở mới tại nhà máy Naoshima Smelter and Refinery của họ ở Kagawa. Nhưng thiết bị mới được trang bị sẽ giúp Mitsubishi phân loại kim loại với độ chính xác cao và một nhà máy tiền xử lý sẽ giúp họ nung kim loại để loại bỏ tạp chất.

    Tổng mức đầu tư tại khu vực này lên tới từ 6 tới 8 tỷ Yên. Những thiết bị mới sẽ đi vào hoạt động từ năm 2021.

    Ngoài ra, Mitsubishi còn có một dự án khác với kế hoạch mở một trung tâm đánh giá chất lượng kim loại hiếm đã được sử dụng trong máy tính và smartphone ở Hà Lan. Đây là nhà máy đầu tiên của Mitsubishi ở nước ngoài trong lĩnh vực này.

    Trung tâm với vốn đầu tư khoảng 4 tỷ Yên này sẽ giảm đáng kế thời gian thu thập các thiết bị có chứa kim loại hiếm ở châu Âu của Mitsubishi.

    Với những khoản đầu tư mới, Mitsubishi hy vọng sẽ tăng công suất tái chế kim loại từ 140.000 tấn mỗi năm hiện tại lên 200.000 tấn vào năm 2021. Điều này sẽ giúp họ trở thành một trong những hãng thu thập kim loại hiếm từ rác thải lớn nhất thế giới.

    Ngoài ra, Mitsubishi cũng đã bắt đầu thu thập kim loại hiếm từ pin lithium-ion của xe hơi. Quá trình này giúp họ thu thập được niken và cobalt, những kim loại hiếm chỉ được sản xuất ở một vài địa điểm trên thế giới.

    Mitsubishi đã phát triển một quy trình vận chuyển và tháo rời pin lithium-ion một cách an toàn, tránh cháy nổ. Họ có thể sẽ nhập pin thải từ những hãng sản xuất xe hơi chạy điện sau đó thu thập kim loại hiếm từ chúng.

    Cơn sốt vàng thời hiện đại

    "Khai mỏ" từ rác đô thị đang trở nên hấp dẫn bởi chúng chứa số kim loại hiếm lớn hơn so với những khu mỏ thông thường và thậm chí quá trình khai mỏ thông thường lại còn trở nên tốn kém hơn.

    Nhật Bản, đất nước tổ chức Thế vận hội năm 2020, đang hy vọng kiếm được nguồn vàng, bạc và đồng cần thiết để làm huy chương cho các bộ môn bằng cách khai thác từ rác thải đô thị.

    Nhật Bản mạnh tay đầu tư cho ngành công nghiệp đãi vàng trong rác thải đô thị - Ảnh 2.

    Trong Thế vận hội London 2012, 9,6 kg vàng, 1.210 kg bạc và 700 kg đồng đã được sử dụng để sản xuất huy chương. Trong khi đó, năm 2014, ngành công nghiệp tái chế Nhật Bản thu thập được 143 kg vàng, 1.566 kg bạc và 1.112 tấn đồng từ các thiết bị điện tử tiêu dùng bị hỏng.

    Dowa Holdings là một hãng khác tham gia vào ngành công nghiệp đào vàng trong phố này. Họ đang gia tăng khả năng thu thập và tái chế chát xúc tác vốn được sử dụng để làm sạch khí thải từ các phương tiện chạy xăng. Chất xúc tác này chứa các kim loại quý như platinum, palladium và rohodi.

    Dowa muốn xây dựng một lò nung điện với khả năng làm tan chất xúc tác. Sau khi lò nung được hoàn thành, sản lượng khai thác của Dowa sẽ tăng 40% vào năm 2020.

    Khi mà cả Mỹ và châu Âu đều đang kiểm soát khí thải một cách chặt chẽ, nguồn chất thải cho để thu thập chất xúc tác Dowa luôn dồi dào.

    Tính trên toàn thế giới, 700.000 tấn kim loại hiếm tái chế được giao dịch mỗi năm. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,1 triệu tấn vào năm 2026. Với xu hướng này, Mitsubishi Materials đang nghĩ tới việc nâng công suất của họ lên 230.000 tấn vào năm 2025.

    Theo Nikkei

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày