Nhật Bản và Trung Quốc khai thác thành công băng cháy từ đáy biển, mang đến niềm hy vọng năng lượng mới
Gần đây, một nhóm nghiên cứu của Nhật Bản và Trung Quốc đã chiết xuất được hợp chất methane hydrate (băng cháy), là một dạng nguyên liệu đốt, sạch hơn dầu và than, nhưng nó vẫn được xếp vào dạng nguyên liệu hóa thạch. Phát hiện này đã khiến “Băng cháy” trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với một vài quốc gia.
Băng cháy là một dạng nguyên liệu đốt, sạch hơn dầu và than, nhưng nó vẫn được xếp vào dạng nguyên liệu hóa thạch.
Băng cháy là một loại khí metan nằm trong một cấu trúc tinh thể nước, dưới đáy biển. Hợp chất này nhìn khá giống và có độ cứng như đá băng nhưng có thể đốt và có mật độ năng lượng dày - một mét khối băng cháy chứa 160 mét khối khí gas. Theo Bộ năng lượng Hoa Kỳ, methane hydrate xuất hiện rất nhiều ở đáy đại dương, ở dưới lớp băng vĩnh cửu và nó chứa tổng lượng cacbon nhiều hơn tất cả dầu, gas, than ở trên thế giới cộng lại.
Tuy nhiên, một lượng nhiên liệu hóa thạch khổng lồ như vậy chưa được khai thác vì nó rất khó để có thể chiết xuất. Theo một bài đăng năm 2012 của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng, cho đến nay, methane hydrate gây ra nhiều vấn đề hơn những lợi ích mà nó mang lại.
Việc ngăn chặn sự hình thành của chúng xung quanh những giếng dầu trong vùng nước sâu hay trong quá trình khoan là một phần quan trọng của kế hoạch khai thác giếng đại dương. Không thể khai thác khối “băng” này theo cách thông thường, vì nó sẽ phân rã ngay khi ra khỏi môi trường áp suất cao. Theo trang South China Morning, quá trình chiết xuất chất yêu cầu rất nhiều nỗ lực và máy móc để “giảm áp suất hoặc làm tan chảy một phần đáy biển để có thể dẫn khí lên bề mặt”.
Dự án gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản đem lại rất nhiều triển vọng, tuy nhiên quá trình thương mại hóa công nghệ này vẫn còn là một chặng đường dài. Trang Straits Time chia sẻ: Chính quyền Trung Quốc đang hy vọng có thể thương mại hóa công nghệ trước năm 2030, còn chính quyền Nhật Bản mong muốn có thể thương mại hóa methane hydrate trong khoảng thời gian giữa năm 2023 -2027( theo Reuters)
Băng cháy là dạng nguyên liệu đốt, sạch hơn dầu và than, nhưng nó vẫn được xếp vào dạng nguyên liệu hóa thạch. Vì vậy, thậm chí nếu việc khai thác trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn, nó vẫn là một phần nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Giá trị của methane hydrate sẽ tùy thuộc vào việc nó sẽ thay thế nhiên liệu nào - nếu nó làm giảm giá trị của các nguyên liệu hóa thạch khác và khiến những nguyên liệu tái tạo được mất đi sức hấp dẫn, thì sẽ là một bước lùi cho cả thế giới trong công cuộc chống lại việc nóng lên toàn cầu. Nhưng nếu nó có thể thay thế cho sự tiêu thụ của dầu và than, đặc biệt là ở Nhật và Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, những nước không có nhiều nguyên liệu hóa thạch, việc phát triển methane hydrate là một bước đi tích cực.
Thử thách đặt ra là khi được sử dụng, băng cháy có khả năng tạo ra hiệu ứng nhà kính kinh khủng hơn khí CO2. Vì vậy, quá trình khai thác khí luôn luôn phải bao gồm những phương pháp để xử lý khí thoát ra từ mỏ methane hydrate.
Methane hydrate xuất hiện rất nhiều ở đáy đại dương.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm khai thác và đã thành công. Kết quả được công bố bởi Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng giàn khoan nền tảng ở Biển Đông và đã có thể chiết xuất được khoảng 113.200 mét khối khí methane hydrate, với hàm lượng methane ước tính 99,5%. Straits Time nói rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch cho hai hoặc ba cách thử nữa để nghiên cứu thêm về phương pháp khai thác.
Nhật Bản cũng đã có những nỗ lực trong việc khai thác khí methane hydrate từ bờ biển Trung tâm của Nhật Bản vào đầu tháng 5. Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Họ cũng đã theo đuổi việc khai thác methane hydrat trong một khoảng thời gian. Nhưng rất tiếc, một nghiên cứu vào năm 2013, "chưa đầy một tuần đã đột ngột kết thúc khi gặp vấn đề cát chảy vào giếng", theo trang Reuters. Hoa Kỳ cũng có một nghiên cứu khí methane hydrat được tiến hành ở vịnh Coast với sự góp sức của Đại học Texas. Khoan bắt đầu vào ngày 12 tháng 5 năm 2017.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng