Nhật Bản và văn hóa sử dụng điện thoại di động
Nhật Bản đất nước mặt trời mọc với nền văn hóa đa dạng luôn mang lại sức hấp dẫn kì lạ đối với cư dân trên thế giới muốn tìm hiều về xứ sở hoa anh đào này. Bên cạnh nền văn hóa truyền thống, văn hóa sử dụng cell phone (hay còn gọi là keitai) tại Nhật cũng cực kì thú vị mà ít người biết đến.
Sự bùng nổ và cuộc cách mạng của công nghệ trong thế kỉ 21 đã mang lại những thành tựu không ngờ, điện thoại di động ngày càng lên ngôi với những tiện ích mà nó mang lại. Tại Nhật văn hóa điện thoại di động ngày càng độc đáo, nơi mà dễ dàng bắt gặp nhiều người sở hữu một chiếc điện thoại di động hơn so với một chiếc máy tính.
Điện thoại thay thế cho máy tính
Hầu hết thanh thiếu niên và người trẻ tuổi ở Nhật Bản hiếm khi sử dụng máy tính cá nhân để lướt internet, thay vào đó họ sử dụng điện thoại di động của họ. Xu hướng này bắt đầu vào năm 1999 và vẫn phát triển cho đến nay khi một trong những nhà cung cấp điện thoại di động Nhật Bản hàng đầu NTT Docomo giới thiệu một dịch vụ internet sử dụng điện thoại di động. Mọi người có thể lướt net, kiểm tra email của họ, tải nhạc và truy cập GPS. Họ đã tạo ra một hệ thống đặc biệt chỉ dành cho điện thoại di động của Nhật. Đây là lý do tại sao điện thoại di động Nhật và các nhà cung cấp chỉ có thể được sử dụng trong phạm vi quốc gia.
Chính vì vậy, mà ở thời điểm những năm trước khi chúng ta còn loay hoay tìm đường hay một nhà hàng quen thuộc thì người Nhật đã sử dụng dịch vụ GPS để xác định điểm đến.
Văn hóa di động ở những nơi công cộng
Chính vì sự phát triển quá nhanh của điện thoại di động đi kèm với tuyên bố của người Nhật “bây giờ điện thoại di động đã trờ thành một phần văn hóa của Nhật Bản” nên họ càng đề cao cách cư xử như thế nào để sử dụng một điện thoại di động ở những nơi công cộng, đặc biệt là trên tàu điện. Nói chuyện bằng điện thoại di động trên tàu điện được cho là hành động bất lịch sự. Tại nơi công cộng và các tuyến tàu điện ngầm hành khách dễ dàng bắt gặp những banner hay quảng cáo hài hước về văn hóa sử dụng di động. Chính vì vậy mà các phần mềm cũng như hình thức nhắn tin được chuộng hơn cả.
Hình ảnh hài hước về việc sử dụng điện thoại để nói chuyện trên tàu điện tại Nhật
Smartphone = công cụ thể hiện cá tính rèn luyện trí thông minh
Tại những nơi công cộng hay trung tâm thương mại sầm uất nhất như Harajuku người ta dễ dàng thấy cuộc sống sinh động của giới trẻ Nhật, từ những trang sức, phụ kiện diện trên người cho đến style ăn mặc cá tính không giống ai. Đặc biệt, mỗi một bạn trẻ không chỉ sở hữu một chiếc điện thoại di động mà có thể là hai loại với “xì tai” khác nhau.
Điểm thú vị nhất đó là văn hóa giải trí trên điện thoại di động của Nhật cũng rất độc đáo. Người trẻ Nhật rất tranh thủ giải trí mọi lúc mọi nơi với ứng dụng trò chơi trên di động, khác với các quốc gia khác, game online mobile của các nhà phát hành Nhật được ưa chuộng hơn cả, đa phần đều là những trò chơi trí tuệ nhưng lại có tính giải trí cao. 92% người Nhật trẻ yêu thích chơi game trên di động khi rảnh rỗi
Puzzle & Dragon tựa game thông minh, giải trí số 1 được ưa chuộng tại Nhật Bản
Luôn trong top các quốc gia đi đầu về công nghệ, gần như 90% người dân bây giờ sở hữu một điện thoại di động từ học sinh tiểu học đến tầng lớp trung niên. Văn hóa di động của Nhật càng được đề cao, không chỉ là một công cụ để kết nối, một chiếc điện thoại di động có thể nói lên nhiều điều từ việc thể hiện cá tính, thể hiện sự lịch sự hay đặc biệt hơn là game online trên di động cũng trở thành văn hóa ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Người Nhật sáng tạo ra những ứng dụng trên mobile cực giải trí nhưng cũng chú trọng vào việc sử dụng điện thoại một cách thông minh và văn minh nhất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng