Nhật thực sẽ "sớm" biến mất vĩnh viễn, tuy nhiên "sớm" ở đây là so với tuổi thọ Trái Đất
Còn so với tuổi người thì vô tư nhé!
Năm 1695, Edmond Halley – nhà thiên văn học, nhà địa vật lý học, nhà toán học, nhà khí tượng học, nhà vật lý học, người tính ra quỹ đạo của sao chổi Halley - phát hiện ra rằng hiện tượng nhật thực của được ghi lại trong lịch sử cổ đại không phù hợp với những tính toán mà ông thực hiện. Tưởng chừng như Vũ trụ là một nơi dù rộng lớn nhưng vẫn tuân theo quy luật của lực hấp dẫn chứ? Không phải là mọi thứ đều có một quỹ đạo sẵn có, như việc sao chổi vẫn đều đặn tới thăm Trái Đất sau một khoảng thời gian du hành không gian ư?
Halley bắt đầu ghi lại những hiện tượng nhật thực xảy ra trong quãng đời ông còn sống và theo dõi chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời, ông sử dụng thuyết vạn vật hấp dẫn do Newton đề ra vào năm 1687 để tính toán khi nào và tại đâu, hiện tượng nhật thực sẽ diễn ra và so sánh chúng với những gì mà lịch sử ghi lại từ 2.000 năm trước.
Và bất ngờ chưa! Chúng không hề trùng khớp. Nhà thiên văn học Halley tự tin tin vào thuyết vạn vật hấp dẫn và quyết định không đưa ra kết luận rằng lực hấp dẫn thay đổi theo thời gian. Thay vào đó, ông tin rằng (và tuyên bố rằng) độ dài của ngày trên Trái Đất đang tăng dần lên, bởi lẽ Trái Đất ta đang quay chậm lại.
Nếu như Trái Đất đang quay chậm lại, mô-men góc của Mặt Trăng chắc hẳn sẽ phải tăng để bảo toàn được mô-men góc của toàn bộ hệ thống trong hệ quy chiếu Trái Đất–Mặt Trăng – thứ được coi phải là một hằng số. Mô-men góc tăng đồng nghĩa với việc Mặt Trăng sẽ càng ngày đi càng xa Trái Đất và quỹ đạo của nó sẽ thay đổi.
Nếu như 2.000 năm trước, Trái Đất quay nhanh hơn lúc Halley tính toán một chút và Mặt Trăng gần hơn chút, quay nhanh hơn chút thì các tính toán sẽ trùng khớp.
Các nhà khoa học sớm nhận ra rằng nhà thiên văn học Halley đã đúng. Nhưng điều gì đã khiến Trái Đất quay chậm lại, ngày dài thêm ra vậy?
Đó chính là do thủy triều.
Thủy triều trên Trái Đất tồn tại là do lực hấp dẫn từ Mặt Trăng kéo chúng lên. Khi mà thủy triều va vào vách các lục địa thấp, vòng quay của Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng. Trái Đất quay chậm hơn lại ảnh hưởng tới Mặt Trăng, đẩy nó xa ra khỏi chúng ta hơn chút.
Trong khoảng từ năm 1969 cho tới năm 1972, các nhà du hành vũ trụ đã để một số thiết bị phản chiếu laser trên bề mặt Mặt Trăng và từ lúc ấy, các nhà khoa học trên Trái Đất đã sử dụng những tia laser cực mạnh, bắn lên Mặt Trăng để nó dội lại, thông qua đó tính toán khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Họ có thể tính chính xác được xuống mức vài centimet và ta phát hiện rằng, Mặt Trăng thân yêu đang dần rời xa ta, với tốc độ 3,8 cm mỗi năm.
Và bởi Mặt Trăng đang dần đi ra xa, ta sẽ thấy nó nhỏ lại. Nhật thực toàn phần sẽ trở nên hiếm hơn, trong khi đó nhật thực hình khuyên sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Dần dần, nhật thực toàn phần sẽ không còn tồn tại nữa.
Bao lâu nữa thì nhật thực “tuyệt chủng”? Khi mà khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 23.410 km, khi mà Mặt Trăng trên bầu trời không đủ to để che khuất Mặt Trời nữa. Với tốc độ 3,8 cm mỗi năm, hiện tượng nhật thực toàn phần cuối cùng sẽ rơi vào khoảng 620 triệu năm nữa, tính từ thời điểm này.
Bạn vẫn còn có cơ hội để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kì thú này đó, nhanh lên trước khi quá muộn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng