"Nhiều như cát sa mạc" có lẽ không còn đúng nữa: chúng ta còn đang khủng hoảng khan hiếm cát
Thứ tài nguyên ai cũng tự mặc định là nhiều "như cát sa mạc", ai khai thác cũng được.
Những bãi biển dài ngút tầm mắt, những sa mạc đầy nắng tạo cho ta cái cảm giác rằng cát là nguồn tài nguyên vô tận. Chúng ta đã nhầm cả rồi.
Việc khai thác cát vô tội vạ để đáp ứng nhu cầu cát toàn cầu đã khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến nhiều cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thậm chí việc thiếu hụt tài nguyên cát còn khiến xung đột xảy ra. Khi cầu quá lớn mà việc khai thác lại chẳng được kiểm soát, thiếu hụt sẽ là hệ quả tất yếu.
Vấn đề thiếu hụt cát nghiêm trọng, nhưng chẳng mấy khi được nhắc tới tại những hội nghị khoa học hay được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính các phương tiện truyền thông mới là những người khiến giới khoa học chú ý về nó. Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu xem xét xem các hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà cửa ảnh hưởng thế nào tới môi trường xung quanh nhưng họ đã quá tập trung vào đó, mà quên đi mất việc khai thác những khoáng chất cần cho việc xây dựng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
Hai năm trước, các nhà khoa học đã thành lập nhóm nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng cát toàn cầu. Họ đề cao việc hiểu được những gì đang diễn ra tại những nơi cát đang được khai thác, những nơi sử dụng nhiều cát và những hệ lụy của việc ấy, từ đó mới có thể cho ra những giải pháp cụ thể và hợp lý.
Với những thông tin các nhà khoa học thu thập được, thì họ tin rằng đây là lúc để đưa ra những chỉnh sửa về việc khai thác, sử dụng và trao đổi tài nguyên cát sao cho hợp lý.
Rất nhiều ngành cần đến cát, khiến cầu cực cao
Cát và sỏi hiện đang là thứ vật liệu được khai thác nhiều nhất trên thế giới, vượt qua cả nhiên liệu hóa thạch và sinh khối – nguồn năng lượng có nguồn gốc sinh học, được đo bằng cân nặng. Cát là thành phần chính để tạo nên bê tông, rải đường, làm thủy tinh và cả đồ điện tử.
Năm 2010, các nước trên thế giới đã khai thác tổng cộng 11 tỷ tấn cát, chỉ tính riêng cát cho mục đích xây dựng. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi khai thác nhiều nhất, tiếp sau là Châu Âu và Châu Mỹ. Mà đó mới chỉ là con số ước tính, nhiều nước từ chối đưa ra con số chính xác, ta có thể tin chắc rằng con số không chỉ dừng lại ở chục tỷ tấn.
Cát thường được coi là sản phẩm nội địa, nhưng việc thiếu hụt dẫn đến cấm khai thác trong nước đã khiến việc xuất nhập khẩu cát trở nên thường xuyên hơn bao giờ hết. Giá trị của cát trên thị trường quốc tế đã tăng 6 lần trong vòng 25 năm vừa qua. Lợi nhuận lớn, lại đi kèm với khai thác vô tội và và thậm chí, còn có những tổ chức khai thác cát bất hợp pháp mọc lên.
Khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi trường
Dễ thấy nhất, đó là cấu trúc của sông ngòi đã thay đổi do việc khai thác cát. Hệ thống sinh thái thay đổi, sinh vật khó sống, xói mòn diễn ra, ... hệ lụy vô cùng nhiều.
Không chỉ động vật, con người cũng phải chịu những hậu quả không nhỏ. Mất đi những mảnh đất, những vựa cát quan trọng, những khu dân cư sẽ phải đối mặt với xói mòn, lũ quét; những khu vực gần biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ bão.
Việc khai thác cát ảnh hưởng tới sức khỏe của những người trực tiếp tham gia hoạt động này cũng như cư dân gần đó, nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu sơ bộ, chắc chắn cần thêm thời gian và nguồn lực để thực sự đào sâu tìm hiểu về những nguy cơ tiềm tàng mà khai thác cát mang lại. Trước mắt, có thể thấy việc khai thác cát sẽ để lại những hố trũng lớn, trở thành nguồn bệnh phát tán cho những khu vực lân cận.
Những biện pháp cần thực hiện
Phương tiện truyền thông đang vào cuộc, Liên Hợp Quốc cũng đã có những tuyên bố và những chương trình hành động cụ thể, nhưng đại đa số người dân vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của vấn nạn khai thác cát quá mức này.
Cũng không thể trách họ, khi mà từ trước tới nay, cát vẫn được coi là một nguồn tài nguyên “ai lấy cũng được”, chẳng có nhiều luật lệ ràng buộc việc khai thác và sử dụng cát. Kết quả của việc này đã thể hiện rõ, những con số về khai thác và sử dụng cát toàn thế giới vẫn còn rất mơ hồ.
Nếu chính quyền địa phương không sớm vào cuộc, thì những hậu quả và những ảnh hưởng từ việc khai thác cát vô tội vạ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Đây là lúc ta cần coi cát là một thứ tài nguyên quý – ngang hàng với không khí sạch, khi mà nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và nắm vận mệnh quốc gia trong tay.
Bài dịch dựa theo bài viết được đăng trên The Conversation của nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Aurora Torres tại Trung tâm Đức về Nghiên cứu Hợp nhất Đa dạng sinh học; Jianguo “Jack” Liu và Rachel Carson tại Đại học Bang Michigan; Jodi Brandt, giáo sư cộng sự tại Hệ thống Môi trường Nhân loại tại Đại học Bang Boise; Kristen Lear, ứng cử viên thạc sĩ tại Đại học Georgia.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng