Nhiều tỷ phú công nghệ Mỹ đang trốn thuế bằng vỏ bọc từ thiện tinh vi như thế nào?
Họ cam kết dành hàng tỷ USD cho từ thiện, nhưng cuối cùng, có thể sẽ không bao giờ có ai nhận được một đồng nào, trong khi các tỷ phú trốn được nhiều triệu USD tiền thuế.
Cuối năm 2014, ông Nicholas Woodman, nhà sáng lập kiêm CEO của GoPro, khiến công chúng chú ý vì hành động đầy hào hiệp của mình.
Tuy nhiên theo phân tích của New York Times, không ít người giàu trong lĩnh vực công nghệ Mỹ thực ra chỉ dùng từ thiện như một cách để trốn thuế.
Khi đó 39 tuổi, ông thông báo sẽ chào bán cổ phiếu công ty camera của ông, được định giá khi đó khoảng 3 tỷ USD.
Và ông sẽ cho đi phần lớn tài sản đó, ước tính khoảng 500 triệu USD cổ phiếu GoPro, vào Tổ chức cộng đồng Silicon - tổ chức có trụ sở ở Mountain View, California. Tổ chức này sẽ quản lý lượng tài sản của tổ chức mới được thành lập có tên Jill and Nicholas Woodman.
Khi đó, ông Woodman và vợ nói trong một tuyên bố: “Mỗi sáng chúng tôi thức dậy, chúng tôi rất biết ơn cuộc đời về những cơ hội mà chúng tôi có được. Chúng tôi muốn trong khả năng tốt nhất của mình, làm được điều gì đó cho cuộc đời”.
4 năm sau, người ta cũng chẳng hề thấy dấu vết của việc làm từ thiện của Woodman Foundation hay số tiền 500 triệu USD. Quỹ không có trang web, không niêm yết lĩnh vực hoạt động và người ta cũng chẳng thể biết được quỹ đã đóng góp gì cho hoạt động phi lợi nhuận. Kết quả tìm kiếm chỉ cho thấy có một đối tượng hưởng lợi duy nhất: Bonny Doon Art, Wine và Brew Festival, một lễ hội của trường trung học ở California.
Trên thực tế, quỹ Woodman Foundation chỉ tồn tại như một thực thể trong quỹ Silicon Valley Community Foundation, quỹ này vốn không yêu cầu phải công bố chi tiết về việc các cá nhân chi tiêu những đồng USD từ thiện như thế nào. New York Times đã đề nghị phỏng vấn, nhưng cả ông Woodman, GoPro hay quỹ Silicon Valley Community Foundation đều từ chối bình luận về Woodman Foundation.
Nếu người ta khó nhìn thấy người có hoàn cảnh khó khăn hưởng lợi như thế nào, người ta có thể dễ dàng nhìn thấy lợi ích mà ông Woodman được hưởng. Sau khi IPO GoPro, ông phải trả một khoản thuế lớn trong năm 2014. Thế nhưng bằng việc quyên tiền thông qua Silicon Valley Community Foundation, gánh nặng thuế của ông giảm đi theo 2 cách.
Thứ nhất, ông tránh được 10 triệu USD tiền thuế thặng dư vốn với khoảng 500 triệu USD cổ phiếu. Đồng thời, ông cũng sẽ có thể khai báo quyên tiền cho từ thiện, nhờ vây giảm thêm được hàng triệu USD tiền thuế nữa, thậm chí thuế của chính cá nhân ông nhiều năm tới cũng được giảm.
Những quỹ nhận tư vấn của nhà quyên góp hay còn gọi là D.A.F cho phép các cá nhân giàu có như ông Woodman đóng góp tài sản, thường là tiền mặt hay cổ phiếu, ngoài ra cả bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và tiền điện tử vào một tổ chức như Silicon Valley Community Foundation,Fidelity Charitable hay Vanguard Charitable.
D.A.F đại diện cho những gì tồi tệ nhất trong thế giới từ thiện, nó mang đến sự đảm bảo cho người giàu và sự bất an cho các đối tượng còn lại - Ảnh: Debating Europe
Thế nhưng dù các nhà tài trợ quyên tiền, họ không hề mất kiểm soát với số tiền ấy. Tổ chức sẽ chỉ tài trợ cho các bệnh viện, trường học và các đối tượng tương tự như vậy khi nhà tài trợ yêu cầu. Chính vì vậy, khi quyên tiền, họ nhận ngay được các ưu đãi thuế, còn các hoạt động từ thiện sẽ phải chờ tiền của họ một khoảng thời gian cực lâu, không xác định, hoặc thậm chí mãi mãi.
Vì những lý do này, D.A.F đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thế giới từ thiện.
Nhiều người nói rằng D.A.F đã giúp cho hoạt động quyên góp trở nên dân chủ hơn, bởi họ dễ lập quỹ hơn và người dùng quỹ cũng thường sẽ hào phóng hơn các quỹ từ thiện gia đình. Chủ tịch quỹ Silicon Valley Community Foundation, ông Greg Avis, nhận xét: “Hình thức đó có lợi cho tất cả các bên. Nhà tài trợ được ưu đãi thuế và nhiều bên khác cũng được hưởng lợi.
Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều người khác, D.A.F đại diện cho những gì tồi tệ nhất trong thế giới từ thiện, nó mang đến sự đảm bảo cho người giàu và sự bất an cho các đối tượng còn lại.
Không giống các quỹ từ thiện gia đình, vốn được yêu cầu phải đóng góp mỗi năm 5% tài sản và thường luôn là kênh các nhà tài trợ giàu có giải ngân tiền từ thiện của họ, D.A.F không có bất kỳ yêu cầu nào về giải ngân, điều đó đồng nghĩa với việc hàng tỷ USD lẽ ra phải được dành cho mục đích từ thiện lại bị om đến hàng thập kỷ.
Và bởi các tổ chức quản lý D.A.F cũng không cần phải báo cáo quỹ nào dành tiền cho mục đích gì, thế nên cũng chẳng thể nào biết được các nhà tài trợ đang dành cho các tổ chức phi lợi nhuận bao nhiêu.
Gần đây, các quỹ kiểu này ngày một thịnh hành trong bối cảnh nhiều cá nhân giàu có và quyền lực cố gắng bảo vệ tài sản của họ khỏi sự soi mói của công chúng.
Mới chỉ tháng trước, sau khi vận động hành lang nhiều nhóm bảo thủ và nhà tài trợ, chính quyền Tổng thống Trump cho biết sẽ ngừng yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận công bố tên của các nhà tài trợ lớn, thay đổi này sẽ khiếp cho nhiều nhóm chính trị lớn giấu tiền dễ dàng hơn nữa.
Nhiều nhóm tài trợ bảo thủ khác, trong đó có giá đình Mercer, đã sử dụng D.A.F như một cách để che giấu cho hoạt động chính trị của họ.
Các quỹ kiểu D.A.F đã trở nên vô cùng phổ biến với các tỷ phú công nghệ ở thung lũng Silicon - Mỹ. Xã hội vẫn đang rất hoài nghi với mặt tối của mạng xã hội và sự riêng tư trực tuyến, có không ít lo ngại rằng D.A.F – công cụ đáng mơ ước của những cá nhân mới giàu - sẽ giúp cho một số cá nhân gây gián đoạn hệ thống.
Tại thung lũng Silicon, có nhiều tỷ phú nổi tiếng đã sử dụng D.A.F như tỷ phú Mark Zuckerberg của Facebook, Reed Hastings của Netflix, Jack Dorsey của Twitter, Sergey Brin của Google, Jan Koum và Brian Acton của WhatsApp và Paul Allen của Microsoft.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng