Nexus One là khởi đầu cho việc xâm nhập thị trường phần cứng smartphone của Google, nhưng là một sự khởi đầu không tốt đẹp cho lắm.
Chiếc điện thoại Android đầu tiên là sự hợp tác giữa Google, HTC và T-Mobile. Lúc đầu, Google tránh việc tự ra mắt các thiết bị mang nhãn hiệu riêng để không làm chùn chân các nhà sản xuất điện thoại khác, vì nếu họ nghĩ rằng smartphone Android của Google thì sẽ được Google đối xử đặc biệt, họ có thể không hỗ trợ HĐH non trẻ này.
Điều này đã thay đổi vào đầu tháng 1 năm 2010 khi Google công bố Nexus One. HTC một lần nữa đóng vai trò là ODM và tạo ra một trong những điện thoại Android tiên tiến nhất. Chiếc máy có màn hình 3.7 inch AMEDED ấn tượng, chipset Snapdragon Scorpion 1GHz rất tốt vào thời điểm đó và người dùng cũng rất thích thiết kế của máy.
Tuy nhiên, làn sóng nhiệt tình này kéo dài không lâu và đã sụp đổ nhanh chóng. Các bài đánh giá đều nhận thấy chiếc Nexus One có nhiều vấn đề.
Ví dụ, màn hình của máy không được đánh giá cao vì sắp xếp điểm ảnh theo kiểu PenTile (làm giảm độ sắc nét) và màu sắc quá bão hòa. Bạn phải nhớ rằng đây là những ngày đầu của màn hình AMOLED, chiếc Galaxy S đầu tiên của Samsung phải đến giữa năm 2010 mới được tung ra thị trường.
Không những thế, màn hình của máy còn gặp vấn đề với nhận diện cảm ứng, cũng như AMOLED, màn hình cảm ứng điện dung lúc bấy giờ vẫn còn là một công nghệ khá mới mẻ và chưa hoàn hảo như hiện tại. Tệ hơn nữa là Nexus One thậm chí còn không hỗ trở cảm ứng đa điểm khi ra mắt, điều mà nhiều hãng khác đã làm từ lâu, như iPhone, HTC và Motorola.
Hệ điều hành Android bắt đầu hỗ trở cảm ứng đa điểm từ phiên bản Android 2.0 Eclair và chiếc Nexus One thì cài sẵn bản 2.1 khi ra mắt. Hệ thống số hóa điện dung của Synaptics cũng hỗ trợ cảm ứng đa điểm nhưng Nexus chỉ có thể nhận diện một ngón tay.
Một vài năm trước, iPhone đã cho thấy những lợi ích của khả năng dùng hai ngón tay để phóng to trong ứng dụng như trình duyệt, hình ảnh và bản đồ. Nhưng cũng bởi các bằng sáng chế của Apple trong lĩnh vực này đã ngăn cản Google kích hoạt chức năng cảm ứng đa điểm khi Nexus One ra mắt.
Sự rụt rè của Google Google cũng không kéo dài lâu và chế độ chụm ngón tay để thu phóng đã được thêm vào thông qua bản cập nhật một tháng sau khi máy ra mắt. Mặc dù vậy, người dùng vẫn không thấy thoải mái với màn hình của máy.
Đây cũng chưa phải là kết thúc của những cơn đau đầu liên quan đến màn hình. Vào tháng 7 năm đó, HTC đã thông báo rằng có sự thiếu hụt màn hình OLED và họ sẽ chuyển sang màn hình Super LCD. Đến năm 2011 tất cả các máy Nexus One đều chuyển sang Super LCD.
Doanh số của Nexus One cũng không phải là một điều mà Google có thể tự hào. Khi máy vừa ra mắt, các nhà phân tích dự đoán rằng sẽ bán được 3,5 triệu máy trong năm 2010. Hai tháng sau, họ đã giảm 70% doanh số dự đoán, chỉ còn 1 triệu máy.
Có khoảng 20.000 máy được bán ra trong tuần đầu tiên và 80.000 máy trong tháng đầu. Đây là con số khá thấp và các nhà phân tích cho rằng lỗi là do Google không nỗ lực quảng cáo, cũng như các nhà mạng không mặn mà với chiếc smartphone này.
Trong khi T-Mobile thì nỗ lực với G1 và Verizon tập trung quảng cáo cho Motorola Droid, thì Google lại quyết định bán Nexus One trên cửa hàng online của chính họ, khiến cho các nhà mạng không muốn hỗ trợ.
Cuối cùng thì T-Mobile và Vodafone cũng bỏ một chút công sức ra quảng cáo cho Nexus One, nhưng chẳng thấm vào đâu so với các máy như iPhone và HTC.
Google đã cố gắng khắc phục tình hình này bằng việc dừng bán Nexus One trên cửa hàng trực tuyến của họ vào tháng 5. Vào tháng 7, hãng đã ngừng bán Nexus hoàn toàn, hướng người mua đến các cửa hàng và nhà mạng vẫn còn đang cung cấp dòng máy này.
Để “xát muối thêm vào vết thương", việc hỗ trợ phần mềm cho Nexus One đã kết thúc nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên. Ra mắt vào tháng 1 năm 2010 với Android 2.1 Eclair, Nexus One được cập nhật phiên bản v2.2 vào cuối năm đó và v2.3 Gingerbread vào tháng 1 năm 2011. Đó là bản cập nhật hệ điều hành lớn cuối cùng vì phần cứng đã quá cũ để chạy Ice Cream Sandwich 4.0.
Nexus One: "Web meets phone"
Google không dừng lại ở Nexus One mà đã thử nhiều lần ra mắt các đời Nexus tiếp theo và cuối cùng dừng ở Nexus 5X/6P, với sản phẩm thành công nhất có lẽ là Nexus 4, nhưng vẫn chưa thể có được doanh số vững chắc trên thị trường Android. Cuối cùng, Google đã khai tử dòng Nexus và chuyển sang dòng Pixel như chúng ta biết hiện nay. Liệu Pixel có cùng chung số phận với Nexus hay không? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được.
Tham khảo: GSMArena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng