Nhịn tiểu lâu có chết không?

    TNS,  

    Dù câu trả lời là gì thì cũng đừng cố thử thách sức chịu đựng của bàng quang bạn nhé.

    Tycho Brahe là một nhà thiên văn học người Đan Mạch, nổi tiếng với khả năng đánh dấu vị trí các ngôi sao chổi cũng như tài đo lường và thiết lập bản đồ các vì sao và các hành tinh. Ông mất năm 1601 vì một nguyên nhân rất trời ơi đất hỡi, đó là…nhịn tiểu. Khi đang tham dự một lễ hội hoàng gia, bởi quá lịch thiệp chẳng chịu xin đi vệ sinh, ông đã phải nhịn tiểu trong một quãng thời gian dài. Và chính cử chỉ lịch thiệp này đã khiến ông vỡ bàng quang rồi mất sau đó không lâu vì nhiễm trùng ổ bụng.

    Nhịn tiểu lâu có chết không? - Ảnh 1.

    Chuyện nhịn tiểu hẳn đã không ít lần xảy đến với bạn. Đó là khi đang trong tiết học, đang trong rạp chiếu phim, hay ở trên máy bay khi bạn đã thắt dây an toàn. Nhưng liệu bạn có thể nhịn tiểu quá mức giới hạn của bàng quang?

    Câu trả lời là có, nhưng chỉ trong một số tình huống cụ thể. Khi bàng quang chịu tổn thương do chấn thương, hoặc sau một cuộc đại phẫu, hoặc tổn thương thứ phát sau xạ trị, chức năng của nó có thể bị rối loạn, gây ra tình trạng giữ nước, và sau đó là rách vỡ bàng quang. Một báo cáo trên tờ tạp chí British Medical cho thấy đã có một số bệnh nhân nữ được chẩn đoán rách bàng quang do rượu sau những cuộc tiệc tùng có phần hơi quá đà.

    Nhịn tiểu lâu có chết không? - Ảnh 2.

    Báo cáo này cũng cho thấy, nguy cơ rách vỡ bàng quang là như nhau ở cả nam và nữ, nhưng số lượng nữ giới muốn làm tiên tửu lại có xu hướng cao hơn. Biểu hiện lâm sàng thường là đau bụng ở các mức độ khác nhau sau khi tiêu thụ một lượng rượu lớn. Sở dĩ rượu là nguyên nhân chính được đề cập tới trong báo cáo này bởi nó có tác dụng lợi niệu rất mạnh. Mặt khác, rượu cũng làm che mờ đi các biểu hiện buồn tiểu, và chỉ cần ngã nhẹ 1 lần thôi, nguy cơ vỡ bàng quang của bạn đã là tương đối cao.

    Bàng quang trung bình ở người trưởng thành có thể chứa từ 350 đến 550 mm3 nước tiểu. Khi rách vỡ, nước tiểu từ bàng quang tràn vào khoang phúc mạc và gây đau bụng. Phương thức điều trị chính trong những trường hợp này là luồn ống thông và hút sạch nước tiểu trong khoang phúc mạc, kết hợp với phẫu thuật sửa chữa các tổn thương bàng quang và làm sạch ổ bụng.

    Nhịn tiểu lâu có chết không? - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng cho bàng quang của mình mỗi khi nhịn tiểu. Bạn cần phải nhịn đủ để tạo ra một lượng nước tiểu cực lớn, và trước khi có thể gây rách vỡ bàng quang, cơ thể sẽ buộc bạn phải đi tiểu, dù là vào nhà vệ sinh hay đi luôn ra quần.

    Dù sao đi nữa, đi tiểu thường xuyên cũng là một việc rất tốt cho sức khỏe. Nó sẽ giúp bạn tránh khỏi các nhiễm trùng do tình trạng ứ đọng nước tiểu quá lâu. Và cũng chẳng cần đề cập thêm, bởi xả sạch nỗi buồn luôn là thứ khoái cảm khó gì sánh nổi.

    Tham khảo: Howstuffworks

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày