Nhìn từ Kenya, nghĩ đến tương lai "không tiền mặt" ở Việt Nam

    Hieu.D,  

    Thấy được sự bất tiện của tiền giấy, đất nước Kenya đang bắt đầu coi trọng và sử dụng các hình thức giao dịch điện tử, đem lại nhiều tiện lợi và an toàn cho người sử dụng. Còn tại Việt Nam, thanh toán bằng di động cũng đang trở thành xu hướng và được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai không xa.

    Trong một bài phỏng vấn mới đây thuộc khuôn khổ Diễn đàn Thanh toán điện tử VPEF 2017, chúng tôi đã có dịp nói chuyện với ông Thomas Ko - Phó Tổng giám đốc Samsung toàn cầu và là giám đốc điều hành Samsung Pay. Theo ông, đất nước Kenya là một ví dụ điển hình cho sự phát triển của hình thức thanh toán di động và Việt Nam hoàn toàn có mọi điều kiện thuận lợi để áp dụng được hình thức thanh toán tiên tiến này trong tương lai không xa.

    Sự phát triển của thanh toán di động tại Kenya

    Ông Thomas Ko cho biết, tại Kenya, người dân trước kia vẫn hay sử dụng tiền mặt để chi tiêu mọi thứ, thế nhưng kể từ khi có các ứng dụng trả tiền bằng di động, họ đã bắt đầu để ý và sử dụng hình thức này nhiều hơn bởi sự tiện lợi, an toàn và chi phí tiết kiệm mà nó đem lại.

    Có rất nhiều bài báo nói về sự phát triển của thanh toán không tiền mặt tại Kenya, tuy nhiên điển hình gần đây nhất là trường hợp của dịch vụ có tên “M-PESA” (M viết tắt cho “mobile - điện thoại di động, PESA là một từ trong tiếng Swahili có nghĩa là "tiền").

    Ban đầu, dịch vụ này chỉ được sử dụng để mua thực phẩm bằng cách trả trước.Tuy nhiên sau đó M-PESA đã giúp những người lao động nhập cư trẻ tuổi đến thủ đô Nairobi để làm việc có thể gửi tiền về cho gia đình của họ tại các làng quê với chi phí rẻ hơn tiền mặt rất nhiều, bởi trước khi có hình thức thanh toán di động này, họ đã phải chuyển tiền qua một nhà dịch vụ khác và mất tới 20% chi phí.

     M-PESA - dịch vụ đã giúp người dân Kenya có thể chuyển tiền di động với một chi phí rẻ hơn rất nhiều so với trước đây

    M-PESA - dịch vụ đã giúp người dân Kenya có thể chuyển tiền di động với một chi phí rẻ hơn rất nhiều so với trước đây

    Vấn đề đã được giải quyết bằng công nghệ và M-PESA đã thành công, từ đó nhận được sự quan tâm lớn, đóng vai trò như một giải pháp cho vấn đề thanh toán. Các chàng trai trẻ thậm chí đã bắt đầu mua cả di động cho bố mẹ của họ chỉ để sử dụng cho mục đích chuyển tiền.

    Theo ông Thomas Ko, với xu hướng đó thì sắp tới, dù sớm hay muộn, 50% số tiền tại đất nước Kenya sẽ được luân chuyển thông qua mạng thanh toán di động.

    Tương lai “không tiền mặt” ở Việt Nam

    Ông Thomas Ko cũng chia sẻ về tương lai của một nền kinh tế “không tiền mặt” ở Việt Nam. Ông cho biết, các ngân hàng tại Việt Nam sẵn sàng mở cửa và tiếp nhận cũng như sử dụng các công nghệ thanh toán di động, điển hình là Samsung Pay, bởi rất nhiều lý do.

     Ông Thomas Ko cho biết, các ngân hàng hoàn toàn hưởng ứng và sẵn sàng ứng dụng công nghệ thanh toán di động tại Việt Nam

    Ông Thomas Ko cho biết, các ngân hàng hoàn toàn hưởng ứng và sẵn sàng ứng dụng công nghệ thanh toán di động tại Việt Nam

    Đầu tiên, gian lận đang xảy đối với các giao dịch tiền mặt. Bởi vậy khi giới thiệu hình thức thanh toán di động cùng với tokenization (phương thức bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm bằng cách thay thế nó với chuỗi số được mã hóa bằng thuật toán không thể đảo ngược), các ngân hàng biết rằng phương thức thanh toán này sẽ đảm bảo an toàn hơn, nhằm phòng tránh cũng như giảm thiểu tỷ lệ gian lận.

    Thứ hai, các ngân hàng sẽ thực sự nhìn thấy doanh thu của họ không phải thông qua giao dịch tiền mặt nữa mà là qua thanh toán điện tử và hình thức này đang ngày một phát triển hơn. Ngay bản thân các ngân hàng cũng đang đẩy mạnh việc sử dụng các loại thẻ tín dụng nhưng tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ này đã không còn tăng mạnh, thực tế là đang chậm lại. Các ngân hàng đang thấy rằng, mảng thanh toán di động đang được ưu ái hơn tại Việt Nam.

    Thomas Ko nói:"Từ góc nhìn của các ngân hàng, họ sẽ cần một vài hỗ trợ nếu muốn phát triển mảng giao dịch điện tử, các ngân hàng không thể làm điều này một mình. Thế nhưng Samsung lại đang có hàng triệu triệu chiến điện thoại đang được người dùng sử dụng ngoài kia, vậy tại không lại không hợp tác nhỉ? Với công nghệ của mình, chúng tôi đã thuyết phục các ngân hàng rằng đây là điều đúng đắn cần phải làm. Đó quả là một chặng đường tuyệt vời khi cho đến nay tất cả các ngân hàng và NAPAS đã làm việc chăm chỉ để giúp cho thanh toán di động được khả thi.”

    Tóm lại, khi thời đại công nghệ đang phát triển vượt trội thì việc sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống đã không còn được ưu ái nữa, mà thay vào đó chính là các hình thức thanh toán điện tử thông qua di động, vừa an toàn vừa tiện lợi mà lại tiết kiệm hơn. Với sự hợp tác từ các hãng công nghệ như Samsung và các tổ chức ngân hàng trong nước, người dùng hoàn toàn có thể hi vọng vào một tương lai “không tiền mặt” ở Việt Nam.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày