Grab tỏ ra khá tự tin trong cuộc chiến với Uber ở thị trường Đông Nam Á và báo cáo tài chính công ty năm 2015 cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về cuộc chiến này.
Sau thương vụ thâu tóm Uber Trung Quốc được mô tả như chiến thắng vang dội của Didi, các chuyên gia quay sang đánh giá tác động của cuộc sát nhập tới thị trường vận chuyển thế giới. Cụ thể, mọi con mắt đều đổ dồn vào Grab và đặt câu hỏi, liệu công ty có chiến thắng Uber ở khu vực Đông Nam Á giống như đối tác của mình đã làm tại Trung Quốc?
Sau cuộc sát nhập giữa Didi và Uber, mọi con mắt đều đổ dồn về Grab.
Báo cáo tài chính của Grab 2015 sẽ phần nào giải đáp thắc mắc trên. Tài liệu bao gồm doanh thu của GrabTaxi và GrabCar tại Singapore (hai dịch vụ riêng biệt), cũng như công ty mẹ GrabTaxi Holdings (đã đổi tên thành Grab đầu năm 2016).
Dưới đây là những con số của GrabTaxi Singapore:
Biểu đồ thể hiện bức tranh ảm đạm khi lỗ ròng tăng vọt với tốc độ nhanh hơn so với doanh thu hàng năm. Sự chênh lệnh này gây ra bởi chi phí hoạt động cao, đặc biệt mảng tiếp thị từ mức 119.000 USD tăng lên 1,99 triệu USD.
Tiếp theo, chúng ta cùng xem xét GrabCar Singapore. Do đây là dịch vụ tương đối mới nên không có số liệu hàng năm:
Do chỉ mới đưa vào hoạt động nên rất khó đưa ra kết luận chính xác dựa trên những con số ít ỏi kể trên. Trên thực tế, GrabCar linh hoạt và tỏ ra hấp dẫn hơn GrabTaxi. Doanh thu của nó cũng vượt qua dịch vụ taxi.
Điều này mang tới ý nghĩa rất lớn. Bởi thay vì phải chia sẻ lợi nhuận cho các hãng taxi, GrabCar nhận được nhiều hơn từ mỗi đơn khách. Mặt khác, chi phí được giảm bớt khi cả GrabCar và GrabTaxi chia sẻ hạ tầng dữ liệu trên cùng một ứng dụng.
Dưới đây là con số tổng của cả 2 công ty từ 2014 - 2015:
Dựa vào biểu đồ, thật khó để kỳ vọng Grab Singapore thu được lợi nhuận trong năm 2016, trừ khi có bước đột phá trong kinh doanh. Nếu chi phí hoạt động và tiếp thị giữ nguyên, công ty cần tăng danh thu gấp năm lần mới mong thay đổi tình hình.
Singapore được đánh giá là một thị trường nhỏ, nên cũng dễ hiểu vì sao kể từ khi Grab chuyển trụ sở về đây, doanh thu phần lớn vẫn thuộc về các thị trường khác. Bởi vậy, bức tranh cần được đánh giá toàn diện và cũng không phải là vấn đề to tát nếu Grab Singapore vẫn chưa sinh lời.
Thậm chí, ngay cả khi Uber tuyên bố đã có lợi nhuận tại Singapore (và Philippines) thì cơ hội vẫn còn nhiều bởi gã khổng lồ San Francisco vẫn giữ nguồn lực chủ chốt ở Mỹ.
Nhìn vào những con số có thể thấy, GrabCar và GrabTaxi Singapre chiếm 21% chi phí nguồn nhân lực của GrabTaxi Holding vốn hiện diện trên khoảng 30 thành phố.
Trong khi thống kê về Grab (bắt đầu mang tên này từ 2016) chưa rõ ràng, báo cáo tài chính của GrabTaxi Holding hé lộ cho chúng ta một vài điều:
Lượng tiền ròng đưa vào hoạt động trong năm 2015 là 189 triệu USD. Thêm nữa, công ty cũng có rất nhiều tiền mặt trong ngân hàng. Grab không đưa ra lời giải thích chi tiết về bản tổng kết tài chính nhưng cho biết chưa hề sử dụng nguồn vốn dòng E (khoản dự trữ cuối cùng), đồng thời khẳng định lợi nhuận đang được cải thiện.
Số liệu Quý I/2016 tỏ ra khá ấn tượng:
Đây là động thái cho thấy Grab nhiều khả năng sẽ cải thiện tình hình trong năm 2016. Nó có thể đủ tiềm lực để đối phó với Uber ở cuộc chiến về giá, điều mà Uber hiện không muốn lao vào khi còn phải đối đầu với nhiều đối thủ khác, như dịch vụ Go-Jek ở Indonesia.
Nhưng cũng không đồng nghĩa, Grab mong muốn cuộc chiến sát phạt tốn kém như vậy diễn ra. Giống như Go-Jek, công ty hướng tới kinh doanh bền vững thay vì dựa vào nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ hay tổ chức khác.
Grab kỳ vọng sẽ đánh bại Uber. Sau cuộc sát nhập giữa Didi và Uber Trung Quốc, đồng sáng lập Grab Anthony Tan gửi một bức thư tới toàn bộ nhân viên kêu gọi nỗ lực hơn nữa:
"Với thỏa thuận đạt được tại Trung Quốc, Uber sẽ ưu tiên tập trung và chuyển nguồn lực vào khu vực của chúng ta. Nhưng chúng ta thấy rằng, bất kể khi nào các doanh nghiệp địa phương giữ vững niềm tin và đủ mạnh mẽ, họ đều có thể chiến thắng. Chúng ta thấy điều đó diễn ra ở Trung Quốc, và sẽ như vậy ở đây. Họ đã thất bại một lần, chúng ta sẽ khiến họ thất bại cay đắng lần nữa".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng