Nhờ iFixit, bạn có thể xem nội thất chiếc Magic Leap giá 2.299 USD mà không mất tiền
Dù đánh giá cao về độ bền và khả năng hoàn thiện của Magic Leap One, nhưng iFixit đánh giá thấp khả năng sửa chữa của thiết bị đắt tiền này.
Mỗi khi một phụ kiện mới đắt tiền ra mắt trên thị trường, người dùng lại kỳ vọng được một lần xem xét bên trong nó mà không phải lo lắng gì về tài chính, những lúc như vậy đội ngũ những người thợ mổ xẻ của iFixit sẽ nhanh chóng đáp ứng.
Lần này sẽ là chiếc kính thực tế tăng cường Magic Leap, hiện đang có mức giá khá ổn là 2.299 USD, không mã giảm giá. Và iFixit đã đăng tải một kho hình ảnh và cảm tưởng về công nghệ, hiệu năng và khả năng sửa chữa của thiết bị "thực tế hỗn hợp" ma thuật này.
"Thiết bị này không giống với bất kỳ thứ gì chúng tôi từng mổ xẻ trong quá khứ." Các tác giả của trang web cho biết. Thậm chí lần mổ xẻ này còn bao gồm cả một lời giải thích dài bất thường về cách phiên bản thương mại đầu tiên của chiếc kính AR Magic Leap One tạo ra các hình ảnh ảo, tương tự Hololens của Microsoft.
Nỗ lực của họ cho thấy: một cụm 4 đèn LED cảm biến hồng ngoại được tích hợp bên trong mỗi mắt kính của thiết bị, và các cảm biến đều hướng về nhãn cầu của người dùng để theo dõi chuyển động của chúng.
Các đèn LED hồng ngoại được đặt bên trong mắt kính Magic Leap.
Các mắt kính của thiết bị đều có 6 lớp, mỗi lớp dành riêng cho một bước sóng màu nào đó (đỏ, xanh dương hoặc xanh lục). Ba lớp trong số này dùng để render các hình ảnh ở gần tiêu cự, và ba lớp còn lại dành cho các nội dung ở xa tiêu cự - gấp đôi so với những gì Microsoft mang lại. (iFixit thậm chí còn cẩn thận chỉ ra các bằng sáng chế của Magic Leap liên quan đến khả năng hoạt động của các chức năng này.)
Nhìn cận cảnh có thể thấy được các lớp kính chồng lên nhau để tạo nên mắt kính.
Việc mổ xẻ thiết bị này đã xác nhận các thông số kỹ thuật được tiết lộ trước đây, như RAM 8GB, bộ nhớ lưu trữ 128 GB, và chip SoC Nvidia Tegra X2. Nhưng không mấy ngạc nhiên, khi việc mổ xẻ lần này tiết lộ thêm một vài bộ xử lý quan trọng hơn và các yếu tố dựng hình. Chỉ riêng trong chiếc kính AR này, iFixit đã tìm thấy một bộ xử lý video riêng biệt với RAM GDDR4 512 MB và bộ thu video độ phân giải 4K 60fps.
Chiếc máy tính trung tâm LightPack trên Magic Leap.
Chiếc máy tính trung tâm Lightpack của ML1 có một chiếc quạt tản nhiệt lớn (do CoolerMaster chế tạo), một viên pin 36,77 Wh và một loạt các chip khác. Nó phải được đựng trong một chiếc túi riêng và kết nối với kính AR để xử lý dữ liệu.
Chiếc quạt gió cỡ lớn CoolerMaster trong Lightpack.
Việc mổ xẻ cũng được thực hiện với chiếc tay cầm điều khiển "totem", cho thấy nó có các linh kiện đặc biệt: bộ ba cuộn dây đồng được tích hợp trong tai nghe ở vị trí phồng lên trên tay cầm. Hệ thống đo mật độ từ trường của mỗi cuộn dây, liên hệ với chiếc totem, để xác định khoảng cách và hướng của nó, trái ngược với sự kết hợp giữa máy gia tốc và con quay hồi chuyển như thường thấy trên máy chơi game Wii hay smartphone.
Ba cuộn dây đồng quanh chỗ phồng trên cần điều khiển totem.
Một nguồn tin của trang Arstechnica chỉ ra rằng, thiết kế và vị trí của chỗ phồng này nhằm làm giảm độ méo điện từ, do (như đã thấy ở các hình ảnh trên) chiếc Magic Leap One có khá nhiều bộ phận là kim loại dẫn điện. Thêm vào đó, bàn rê trên chiếc Totem có một vòng các đèn LED phát sáng, nhưng iFixit không biết liệu ánh sáng gần mức hồng ngoại này có phải để bổ sung khả năng theo dõi không.
Vòng đèn LED phát sáng dưới bàn rê của cần điều khiển Totem.
Trong khi một số yếu tố của chiếc kính nhận được điểm số cao về khả năng sửa chữa, iFixit phần lớn chê trách thiết bị đắt đỏ này, vì việc sử dụng các chất keo dính quá chặt, dây kết nối kỳ lạ, và pin không thể thay thế được. Trang web chỉ cho thiết bị điểm 3/10 về khả năng sửa chữa với mong muốn rằng, phiên bản Magic Leap tiếp theo sẽ "duy trì thiết kế chu đáo và sự chú trọng tới độ bền, trong khi vẫn tránh được nhược điểm góc nhìn hẹp của thiết bị này."
Một điều thú vị của bài mổ xẻ này là lời cảm ơn của iFixit tới một nhân vật nổi tiếng khác: Palmer Luckey, nhà sáng lập và là người thiết kế nên chiếc Oculus Rift lừng danh, nhờ sự đóng góp của anh về nội dung cũng như khả năng tiếp cận tới thiết bị này. Bản thân Luckey cũng tự mình tiến hành phẫu thuật một chiếc Magic Leap One sau khi nó ra mắt.
Tham khảo Arstechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng