Nhờ một thứ trong não chúng ta, FBI hay CIA có thể đọc được suy nghĩ của mỗi người
Hệ thống này được xây dựng sẵn trong não bộ chúng ta, thế thì thoát làm sao được?
Neuron gương là những phần có sẵn trong não bộ chúng ta nhưng lại có khả năng phản ánh trạng thái đầu óc của một người khác. Chúng ta là những cá thể kết nối với nhau qua các ngôn ngữ cơ thể đặc trưng như cử động cơ mặt (cử động mắt, môi, v.v...).
Đây cũng là một công cụ điều tra tuyệt vời của các chuyên viên thẩm vấn của FBI cũng như CIA. Cuối cùng, thứ phản bội chúng ta lại chính là một thứ được “cài đặt” sẵn trong não bộ con người rồi.
Lời giải thích nằm ở việc sự cảm thông cho phép chúng ta cảm nhận được cảm xúc của người khác, để xác định và để hiểu được động cơ, cảm quan từ góc nhìn của họ. Nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu được làm sao để não bộ con người cho ra được sự cảm thông này.
Giờ đây, các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra nguồn gốc của những cảm xúc ấy. Có lẽ chúng ta đã có và vẫn có khả năng đọc được suy nghĩ người khác. Ý tưởng này được nhiều người tán thành, chỉ có điều ta thiếu đi những bằng chứng xác thực.
Neuron gương là gì?
Đó là thời điểm năm 1996, khi tiến hành khảo sát và nghiên cứu não bộ của loài khỉ Macaque, các nhà khoa học đã phát hiện được ra trong vỏ não của chúng có một nhóm các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm trong việc phản hồi các phản ứng của con người.
Điều đáng ngạc nhiên là đơn vị neuron thần kinh này không chỉ hoạt động khi những con khỉ này làm gì đó, mà còn hoạt động khi nó nhìn thấy một hành động – dù là nhỏ nhất – của các con khỉ khác.
Bởi khả năng phản ứng lại với các hành động của vật thể khác như vậy, các nhà nghiên cứu đã đặt tên nhóm neuron thần kinh này là “neuron gương”.
Những thử nghiệm sau này cho thấy não bộ con người cũng tồn tại những neuron gương này và bất nhờ hơn, những tế bào thần kinh này phản ánh cả cảm xúc và cảm nhận của con người.
“Sự phát hiện của neuron gương cho thấy rằng chúng ta có thể cảm nhận được dưới góc nhìn của một người khác”, nhà khoa học chuyên ngành thần kinh tại Đại học California, ông Marco Iacoboni nhận định. “Thực tế, với neuron gương, ta không cần phải giả vờ là người khác, ta đang có được trí óc của người khác rồi”.
Từ khi được phát hiện, neuron gương đã được áp dụng vào rất nhiều hiện tượng não bộ khác nhau, trong đó có nhiều bệnh về não. Neuron gương cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu não bộ của trẻ nhỏ, để làm rõ cách thức phát triển não bộ trong thời kì đầu. Những nghiên cứu ấy cũng giúp ta trả lời được một số câu hỏi liên quan tới bệnh tự kỉ.
Các học thuyết giải thích neuron gương
Từ khi phát hiện ra sự tồn tại của neuron gương, các chuyên gia đã bắt tay vào đưa ra hai thuyết để hiện thực hóa khả năng đọc suy nghĩ của con người: đó là học thuyết lý thuyết và học thuyết mô phỏng.
Học thuyết lý thuyết mô tả trẻ nhỏ như là những nhà khoa học xã hội vậy. Chúng thu thập những ví dụ đơn lẻ của các hành động, cử chỉ của người khác rồi sử dụng nó để phát triển một bộ tính cách riêng cho mình. Chúng sẽ sử dụng thông tin thu được ấy để đánh giá, dự đoán cảm xúc và tình trạng tinh thần của người đang tiếp xúc.
Giáo sư thần kinh học người Ý, ông Vittorio Gallese tại Đại học Parma, một trong những người đầu tiên tìm ra neuron gương, có một học thuyết khác mà ông tâm đắc hơn. Đó là học thuyết mô phỏng.
Học thuyết mô phỏng này nêu lên rằng chúng ta sinh ra đã là những kẻ đọc được trí óc người khác rồi. Chúng ta có khả năng suy nghĩ dưới góc nhìn của một người khác, với việc sử dụng chính não bộ chúng ta.
Giáo sư Gallese cho rằng khi ta tiếp xúc với một ai đó, chúng ta làm nhiều hơn là chỉ quan sát hành vi của họ. Ông tin rằng chúng ta tạo ra được một hình mẫu giả định của cảm xúc, cảm giác và hành động của người ta trong chính não bộ của mình, cứ như thể chính chúng ta đang trải nghiệm nó vậy.
Nhiều nhà khoa học tin rằng neuron gương chính là tế bào chứng minh được cho học thuyết mô phỏng. “Chúng ta không chỉ chia sẻ với người khác cách họ hành động hay cảm nhận, mà chúng ta còn chia sẻ một hệ thần kinh tương tự, cùng trải nghiệm và tạo ra cùng những hành động, cảm xúc và cảm giác đó: đó chính là hệ thần kinh gương chung giữa mọi người”, ông Gallese kết luận.
Ông cũng chỉ ra rằng hai học thuyết này không phải là hoàn toàn riêng rẽ. Nếu như hệ thần kinh gương này bị tổn hại, khả năng đồng cảm của chúng ta sẽ bị mất đi và khi đó, cách thức theo dõi và đoán phản ứng là lựa chọn còn lại duy nhất. Một số các nhà khoa học cho rằng đây là trường hợp của trẻ tự kỉ, những người mắc chứng bệnh tâm lý khiến họ không thể hiểu được những ý định và động cơ hành động của người khác.
Neuron gương đóng vai trò quan trọng trong ngành thần kinh học
Họ cũng có thể đúng khi cho rằng hệ thống neuron gương ở những người tự kỉ bị tổn hại đã khiến họ không thể học (hay mô phỏng) lại hành động và trải nghiệm cảm xúc của những người khác. Họ khó có thể phát triển được cảm xúc như một người bình thường.
Nhiều phòng thí nghiệm thần kinh hiện đang tiến hành thử nghiệm lý thuyết này. Một khi việc nghiên cứu được tiến hành thành công, ta sẽ có thể tìm ra được một cách chữa trị bệnh tự kỷ hiệu quả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng