Oppo cũng có thể dẫn đầu xu hướng thiết kế smartphone với camera trượt, báo hiệu một thời kỳ smartphone bão hòa về "lượng", nhưng lại đột phá về "chất".
Thiết kế trượt trên Oppo Find X
Cách đây nhiều năm, xu hướng thiết kế trên smartphone là một điều gì đó gần như xa xỉ, nằm trong tay các nhà sản xuất lớn như Apple hay Samsung. Gần như suốt cả một năm, chỉ có một hoặc hai yếu tố được đưa ra và công nhận để trở thành xu hướng cho các nhà sản xuất nhỏ chạy theo.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường điện thoại di động, cũng như sự đa dạng trong nguồn cung linh kiện, thiết bị thì hiện nay, vị trí sáng tạo và dẫn đầu xu hướng thiết kế smartphone không còn là đặc quyền trong tay các ông lớn.
Mới đây nhất, Oppo đã chứng tỏ họ cũng có thể trở thành người dẫn đầu khi bắt nhịp cho xu hướng thiết kế trượt trên các dòng smartphone tầm trung và cận cao cấp. Cùng với Vivo Nex, Oppo Find X đã khiến cả thế giới phải trầm trồ khi thay đổi khái niệm về cách đặt camera trước trên smartphone.
Nhờ đặt khay trượt chứa cả camera trước và sau nhô lên khỏi cạnh trên khi cần sử dụng, tỷ lệ màn hình trên thân máy của Oppo Find X đã lên đến 93,8%. Còn Vivo Nex cũng đạt được tỷ lệ hiện thị mặt trước là 91,24% khi biến camera trước thành một bộ phận pop-up nhỏ, bật lên khi người dùng kích hoạt máy ảnh.
Tiếp đó, Mi Mix 3 của Xiaomi cũng nhanh chóng đưa thêm cơ chế trượt vào thiết kế, giúp ẩn đi camera selfie để màn hình có diện tích hiển thị lớn hơn. Tỷ lệ hiển thị màn hình so với thân máy cũng smartphone này cũng khá lớn, lên tới 93,4%.
Sắp tới, một loạt smartphone ra mắt ở Việt Nam sẽ đều sử dụng thiết kế trượt như Samsung Galaxy A80 và Huawei Y9 Prime (2019). Và chính Oppo cũng không bỏ ngỏ xu hướng do chính mình khai phá này, khi cũng chuẩn bị tung ra dòng điện thoại Reno với hệ thống camera trượt theo phong cách "vây cá mập" đầy cá tính.
Oppo phát triển thiết kế trượt với camera ẩn hiện phong cách "vây cá mập"
Trên thực tế khi mới xuất hiện, thiết kế trượt không được giới chuyên môn đánh giá cao mà chỉ xem nó như một kiểu phá cách của các nhà phát triển. Bởi thiết kế này có yếu điểm là không chống được nước và khiến nhiều người không tin vào độ bền của thiết bị nói chung. Điều dễ nhận thấy nhất ở kiểu thiết kế này là các thành phần cơ khí sẽ được nâng lên, hạ xuống rất nhiều lần, đồng nghĩa với việc chúng có thể bị hao mòn và hư hỏng theo thời gian, bất chấp việc các nhà sản xuất quảng cáo cơ chế của họ có thể hoạt động hoàn hảo lên tới hàng trăm nghìn lần.
Cơ chế trượt cũng khiến nhiều người lo ngại rằng điện thoại có nguy cơ hư hại cao hơn khi tiếp xúc nhiều với bụi, nước và trở nên khó bảo vệ. Chưa kể tới việc thiết kế ốp lưng cho những sản phẩm này cũng không phải chuyện dễ dàng. Với smartphone có thiết kế vuông vắn, nguyên khối truyền thống thì một chiếc ốp lưng bao phủ hoàn toàn đi kèm sẽ có khả năng bảo vệ máy tốt hơn.
Nhưng trên thực tế tính tới hiện tại, qua thời gian dài sử dụng (đã hơn 2 năm), gần như không có báo cáo nào về lỗi liên quan tới thiết kế trượt trên Oppo Find X. Điều đó đã phần nào chứng tỏ được độ bền và khiến cho các nhà sản xuất khác mạnh dạn hơn trong việc chạy theo trào lưu mới. Bởi ít nhất, so với các giải pháp giấu camera trước như dùng tai thỏ của Apple hay đục lỗ màn hình của Samsung, thiết kế trượt mang lại nhiều cơ hội sáng tạo và đổi mới, gây chú ý hơn. Và Oppo xứng đáng được vinh danh vì dám thử nghiệm điều này đầu tiên.
Việc mở ra một xu hướng mới, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế điện thoại di động, là một điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tâm lý sẵn sàng đánh cược vào thị hiếu của người tiêu dùng.
Samsung Galaxy A80 cũng phải đi theo trào lưu "trượt" của Oppo.
Rõ ràng trước đây, khi nói tới việc chạy theo xu hướng điện thoại, nhiều người sẽ hoài nghi nếu kẻ dẫn đầu là một nhà sản xuất vốn chỉ được biết tới nhờ camera selfie hay những KOLs đình đám làm đại diện như Oppo. Vậy mà nay, nó đã thành sự thật. Điều này cũng sẽ có tác dụng khác, quan trọng hơn, là tạo động lực cho các nhà sản xuất nhỏ. Thậm chí đó có thể là các công ty của Việt Nam như Bkav hay VinSmart.
Bởi trong việc sáng tạo với các ý tưởng đột phá, người Việt luôn có thể mạnh của mình. Sân chơi smartphone bây giờ đã không còn thuộc về các ông lớn như Apple, Samsung hay Huawei. Chỉ cần tạo ra điểm khác biệt, thể hiện bản sắc riêng và chứng minh rằng nó có thể đem lại hiệu quả, bạn có thể vượt lên trên để dẫn đầu thị trường, mở ra vùng trời mới cho riêng mình, như Oppo vừa tự chứng minh.
Không cần cấu hình mạnh hơn, thiết kế dòng chip mới hay sáng chế một loại màn hình đẹp rẻ bền hơn OLED, hiện nay bất kỳ sự đổi mới nào dù nhỏ bé nhưng có thể làm sản phẩm trở nên nổi bật đều luôn được săn đón một cách nhiệt tình.
Tất nhiên, thời gian sẽ chứng minh đâu là những tiến bộ thực sự còn đâu chỉ là những xu hướng nhất thời, mang tính quảng cáo và sẽ nhanh chóng biến mất. Nhưng dòng đời của những chiếc smartphone giá rẻ và tầm trung đang có dấu hiệu ngày càng rút ngắn lại, thị trường đang bão hòa về lượng smartphone bán ra, và chỉ có những đột phá thực sự khác biệt mới có thể khiến người dùng chú ý.
Vậy thì tại sao các nhà sản xuất lại không dám chơi lớn để thiên hạ được một phen trầm trồ?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng