Nhu cầu "ngủ trong tủ đá" tăng cực mạnh giữa dịch COVID-19: TQ thống trị công nghệ bất tử?
Tưởng chừng vô lý nhưng lại rất hợp lý, đại dịch Covid-19 vốn đã làm mất mát hàng triệu sinh mạng trên thế giới cũng có tác động đến những người không còn sống.
Theo New York Times, từ Moscow đến Phoenix và từ Trung Quốc đến vùng nông thôn Australia, những ông lớn trong lĩnh vực đông lạnh thi thể đang đối mặt những áp lực căng thẳng mới cho một ngành công nghiệp từ lâu đã phải đối mặt với sự hoài nghi hoặc sự thù địch từ các cơ sở y tế.
Đông lạnh thi thể chờ hồi sinh – nhiệm vụ không tưởng?
Khi thi thể một cụ ông 87 tuổi ở California được đưa vào phòng phẫu thuật ngay bên ngoài Phoenix (Mỹ) để chuẩn bị cho quá trình ướp xác chờ hồi sinh vào năm 2020, đại dịch Covid-19 đang ở đỉnh điểm và các quy trình y tế đang được áp dụng trên khắp đất nước.
Thông thường, trường hợp như của cụ ông này cần bơm ít nhất 14 túi hóa chất. Nhưng trong dịch Covid-19, việc bơm số lượng lớn hóa chất vào cơ thể là một vấn đề. Nếu cụ ông nhiễm Covid-19, các hạt khí nhỏ có thể thoát ra ngoài trong quá trình bơm và lây nhiễm cho các nhân viên y tế. Vì vậy, nhóm phẫu thuật đã áp dụng các quy trình mới, sử dụng ít hóa chất hơn nhưng hiệu quả của quá trình đóng băng cũng giảm.
Đó là một cách giải quyết công phu, đặc biệt khi bệnh nhân được tuyên bố là đã tử vong hơn một ngày trước đó. Cụ ông này đã đến phòng điều hành của Alcor Life Extension Foundation - nằm trong một khu công nghiệp gần sân bay ở Scottsdale, Arizona - chấp nhận đóng băng sau khi chết với hy vọng rằng một ngày nào đó, có lẽ hàng thập kỷ hoặc hàng thế kỷ sau, ông có thể được sống lại.
Mô hình thi thể đóng băng ở phòng phẫu thuật của công ty Alcor. Ảnh: New York Times
Trong một số trường hợp, biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã hạn chế các bộ phận của cơ thể có thể được bơm đầy hóa chất bảo vệ để hạn chế thiệt hại do đóng băng. Alcor, bắt đầu kinh doanh từ năm 1972, đã áp dụng các quy tắc mới trong phòng phẫu thuật của mình vào năm ngoái nhằm hạn chế việc áp dụng dung dịch chống đông y cấp cho não của bệnh nhân, khiến mọi thứ bên dưới cổ không được bảo vệ.
Trong trường hợp của cụ ông California, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn vì ông chết trước khi hoàn thành các thỏa thuận pháp lý và tài chính với công ty Alcor. Vì vậy, không có đội xử lý nào sẵn sàng cho thời điểm ông lão qua đời. Thông thường, các đội xử lý sẽ tới bệnh viện trước khi nạn nhân mất để có thể phản ứng kịp thời.
Khi thi thể ông lão được đưa tới phòng phẫu thuật của Alcor, nhóm xử lý mất khá nhiều thời gian mới có thể bơm thành công hóa chất vào cơ thể và phần não. Việc xử lý không kịp lúc cùng với lượng hóa chất ít hơn bình thường khiến thi thể ông lão bị thương tổn nhẹ khi bảo quản lạnh trong một thùng nhôm lớn, chứa đầy nitơ lỏng, làm lạnh tới âm 196 độ C.
Max More, cựu Chủ tịch 57 tuổi của công ty Alcor, cho rằng những thương tổn do tinh thể băng gây ra với thi thể cụ ông có thể chữa lành nhờ khoa học công nghệ sau này, nhất là khi não bị tổn thương rất nhẹ. Não bộ là quan trọng nhất nên thường được lấy riêng ra, nhúng trong chất bảo quản "thần kinh".
"Tôi luôn đăng ký khám thần kinh. Tôi không hiểu vì sao mọi người lại muốn mang theo cơ thể tàn tạ với kỳ vọng được hồi sinh. Trong tương lai việc tái tạo thân thể có thể sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mọi việc quan trọng nằm ở đây", ông More vừa nói vừa chỉ vào đầu của mình. "Đó là nơi lưu giữ tính cách cũng như ký ức của tôi... Những bộ phận khác đều có thể thay thế".
Trung Quốc sẽ thống trị lĩnh vực này?
Khu đông lạnh và lưu trữ thi thể tại Viện nghiên cứu Khoa học Đời sống Sơn Đông Yinfeng của Trung Quốc.
Trong thời kỳ đại dịch, do mối lo về cái chết, nhiều người quan tâm hơn đến việc đăng ký các thủ tục bảo quản lạnh có thể lên tới 200.000 USD.
Valeriya Udalova, 61 tuổi, giám đốc điều hành của KrioRus, hoạt động tại Moscow từ năm 2006 cho biết: "Có lẽ, đại dịch Covid-19 khiến nhiều người nhận ra sự sống của họ mới là quan trọng nhất và quyết định đầu tư cho tương lai sau khi chết". KrioRus là công ty cung cấp dịch vụ đóng băng chờ hồi sinh duy nhất ở Nga có các cơ sở tại châu Âu. KrioRus và Alcor cũng cho biết đã nhận được số lượng yêu cầu kỷ lục trong những tháng gần đây.
Jim Yount, một thành viên của Hiệp hội American Cryonics, cho biết, ông thường thấy những cuộc khủng hoảng về y tế hoặc sự chết chóc khiến ngày càng nhiều người hơn nghĩ tới đóng băng chờ hồi sinh. "Covid-19 cho thấy thực tế rằng, chúng ta không bất tử", ông Yount, người năm nay 78 tuổi, nói.
Alcor cho biết, đại dịch khiến công ty này phải hủy các chuyến tham quan công khai tại cơ sở ở thành phố Scottsdale, bang Arizona, Mỹ. Việc tiếp cận khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn, do các hạn chế đi lại giữa các bang và hạn chế tiếp cận ở bệnh viện. Việc tiếp cận khách hàng nhanh chóng cũng trở nên khó khăn hơn do hạn chế đi lại và hạn chế tiếp cận bệnh viện.
Đóng băng giữa đại dịch
Sau khi có khoảng 1 đơn hàng mỗi tháng trong 18 tháng trước đại dịch, Alcor chỉ có 6 khách hang kể từ tháng 1/2020. Nhưng công ty KrioRus lại bận rộn hơn bao giờ hết khi có đến 9 khách hàng chấp nhận đóng băng thi thể trong thời gian đại dịch diễn ra, theo bà Udalova. Các quy định về thị thực và kiểm dịch khiến việc tiếp cận một số thi thể khách hàng ở nước ngoài chậm tới 4 tuần. Công ty này thường phải phối hợp với các đối tác địa phương để tiếp cận các thi thể ở Hàn Quốc, Pháp, Ukraine, và Nga, nhanh nhất có thể.
Các vấn đề khác nhau đã xuất hiện ở Australia, quốc gia có một số biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Southern Cryonics, một công ty khởi nghiệp, đã không thể đón các chuyên gia nước ngoài tới đào tạo nhân viên của mình. Điều này khiến Southern Cryonics phải trì hoãn một năm kế hoạch mở cơ sở có khả năng bảo quản lạnh 40 thi thể.
Tại Trung Quốc, công ty mới nhất trong lĩnh vực này, Viện nghiên cứu khoa học đời sống Yinfeng cũng phải dừng các chuyến thăm quan công khai đến cơ sở bảo quản lạnh của viện ở Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông. Điều này gây khó khăn cho việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng.
Trung Quốc đã thực hiện bảo quản lạnh đầu tiên của họ vào năm 2017 và các thùng lưu trữ của Yinfeng chỉ chứa khoảng 10 khách hàng.
Nhưng Aaron Drake, giám đốc lâm sàng của công ty, người đã chuyển đến Trung Quốc sau 7 năm làm trưởng nhóm phản ứng y tế của Alcor, lưu ý rằng Alcor phải mất hơn 3 lần thời gian để đạt được số lượng thi thể được bảo quản đó.
Yinfeng đã tự định giá mình ở vị trí hàng đầu trên thị trường cùng với Alcor, với mức phí 200.000 USD để xử lý toàn bộ cơ thể và 80.000 USD cho bộ phận thần kinh. Alcor có số lượng người đã ký thuận lớn nhất: 1.385 người, đến từ 34 quốc gia. (Phí thường được tài trợ từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.)
Trung Quốc có khoảng 60 khách hàng đã cam kết, trong khi KrioRus cho biết họ đã tuyển dụng 400 khách hàng từ 20 quốc gia. Cryonics Institute có một mô hình kinh doanh khác, tính phí cơ bản thấp tới 28.000 USD, và yêu cầu thêm 60.000 USD nếu các thành viên muốn vận chuyển và các nhóm "dự phòng" nhanh chóng như Alcor’s. KrioRus thậm chí còn rẻ hơn.
Lý do mạnh mẽ nhất để tin rằng Trung Quốc sẽ thống trị lĩnh vực này không chỉ là dân số 1,4 tỷ người mà là quan điểm của người dân về việc này. Không bị giới hạn trong phạm vi khoa học, Yinfeng là công ty duy nhất được chính phủ hỗ trợ và được các nhà nghiên cứu chính thống chấp nhận.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng