Những bí mật đằng sau sự thành công của Apple
(GenK.vn) - Apple luôn biết chờ đợi và âm thầm cải thiện, bổ sung trên sản phẩm của mình để rồi cuối cùng tung ra một sản phẩm đẳng cấp, bóng bẩy vượt trội so với đối thủ.
Tóm tắt bài viết:
- Tuy rằng một nửa các vụ kiện tụng của Apple là nhằm chỉ trích việc Samsung và các nhà sản xuất điện thoại Android khác ăn cắp các bằng sáng chế của họ. Nhưng trong WWDC 2014, Apple cũng đã trình diễn không ít những tính năng “vay mượn” từ Android và cho rằng như thể là họ đã làm ra điều gì đó mới mẻ và khác biệt.
- Với chiến thuật là xem và chờ đợi để thấy được tính năng nào người dùng quan tâm nhiều nhất, Apple sẽ cẩn thận chọn ra những tính năng nào họ muốn mượn và phát triển thêm.
- Một khi Apple cảm thấy các lựa chọn đó trở thành xu hướng, và nó thực sự cần thiết, thì họ sẽ tham gia cuộc chiến và làm tốt hơn bao giờ hết.
Cũng giống như bao lần ra mắt khác của Apple, sự xuất hiện của iOS 8 lại một lần nữa đem lại nhiều phản ứng trái chiều khác nhau. Đối với các tín đồ Táo, họ cho rằng phiên bản cập nhật lần này mang đến rất nhiều thay đổi tích cực cho iOS trong khi ở bên kia chiến tuyến, các fan Android lại mỉa mai rằng một nửa những tính năng mới mà Apple công bố trong bản cập nhật iOS lần này là những tính năng vay mượn từ Android, hay có thể làm được trên Android từ lâu thông qua các ứng dụng bên thứ ba hay tùy chỉnh từ nhà sản xuất. Nhưng bất chấp dư luận, Apple vẫn đang thành công và ngày một ăn nên làm ra.
Apple và vấn đề "vay mượn" ý tưởng
Cạnh tranh đương nhiên là yếu tố không thể tránh khỏi trên thương trường, và thậm chí nó hoàn toàn có lợi cho cả phía người dùng cũng như các công ty. Tuy nhiên, điều làm fan Android thực sự tức giận với Apple không phải là vì Apple đã copy các tính năng từ Android lên iOS, mà là thái độ của Apple trước hành động này của mình.
Có thể thấy rõ rằng trong suốt buổi ra mắt iOS 8 của mình, Apple đã dành rất nhiều thời gian để “chê bai” Android, chỉ ra rằng tất cả những gì hệ điều hành này đang hướng tới đều là sai lầm, từ khả năng nhiễm độc cao cho đến sự phân mảnh của nền tảng. Tuy rằng một nửa các vụ kiện tụng của Apple là nhằm chỉ trích việc Samsung và các nhà sản xuất điện thoại Android khác ăn cắp các bằng sáng chế của họ, thì trong WWDC 2014, Apple cũng trình diễn vài tính năng “vay mượn” từ Android và cho rằng như thể là họ đã làm ra điều gì đó mới mẻ và khác biệt .
Vậy tại sao Apple lại chọn hướng đi như vậy? Chính hướng đi này đã trở thành một phần làm nên thành công của Apple. Họ muốn các tính đồ trung thành của mình nghĩ rằng họ đang sở hữu một thiết bị thực sự đẳng cấp, độ an toàn cao và đơn giản là tốt hơn sản phẩm của các hãng khác. Và khái quát lại, Apple biết cách biến các sản phẩm của mình trở thành một lựa chọn đẳng cấp. Dĩ nhiên, PR và Marketing là hai yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của Apple. Tuy nhiên, hay nhìn xa ra một chút, bên ngoài hai yếu tố đó, Apple còn có một vài bí mật khác để tạo nên thành công như ngày nay.
Xem, chờ đợi và đưa ra những bước đi thận trọng
Bạn có nghĩ rằng một ngày nào đó, Apple tỉnh giấc và quyết định "Hãy chế tạo một máy nghe nhạc MP3?" Chắc hẳn là không. Trước khi iPod lần đầu được giới thiệu vào năm 2001, Apple đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về “trung tâm kỹ thuật số”, hay có thể hiểu đơn giản đó là một phần mềm dành cho thị trường các thiết bị số cá nhân . Bằng cách theo dõi thị trường một cách tỉ mỉ, Apple đã nhận ra rằng các thiết bị nghe nhạc thời kỳ đó quá to và cồng kềnh, khiến người dùng phải khổ sở mỗi lần nghe nhạc. Sau đó, Apple đã thành lập một đội ngũ các kỹ sư giàu kinh nghiệm. Họ hợp tác với Toshiba để sử dụng các đĩa cứng từ hãng này dùng cho iPod. Và rồi, một sản phẩm iPod tiên tiến đã ra đời, đánh bay các đối thủ khác.
Apple không phải là công ty đầu tiên chế tạo ra máy nghe nhạc MP3, nhưng họ là công ty đầu tiên tạo ra một máy nghe nhạc MP3 đem đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng. Khi những người trung niên được hỏi về chiếc máy nghe nhạc đầu tiên họ mua là loại máy nào, hầu hết trong số họ trả lời đó là iPod, hoặc nếu khác, chiếc máy nghe nhạc để lại cho họ dấu ấn lớn nhất chính là iPod. Có rất nhiều loại máy nghe nhạc khác của Hàn Quốc vào thời điểm đó như MPMan F10, tuy nhiên những thiết bị như vậy chưa đủ tầm để có thể xuất hiện ngay trong tâm trí người dùng mỗi khi họ được hỏi đến một thiết bị nghe nhạc.
Phần mềm và phần cứng là hai lĩnh vực độc lập với nhau, nhưng chiến lược của Apple đối với hai lĩnh vực này thì hoàn toàn thống nhất. Apple có thể mượn các tính năng từ Android, Windows Phone hay BlackBerry tuy nhiên các tính đồ của Apple lại chẳng bao giờ biết hoặc thực sự quan tâm đến điều đó, bởi vì Apple không chỉ đơn thuần vay mượn, mà họ còn làm cho nó trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết .
Đơn cử như Android, hệ điều hành này có rất nhiều tính năng mới được sáng tạo bở Google, các đối tác sản xuất hay các nhà phát triển. Và vì nó hoàn toàn mới, xuất hiện lần đầu nên đương nhiên sẽ có sự không hoàn hảo ở trong đó. Nhiều khi các tính năng được chính thức ra mắt lại đem lại cho người dùng một cảm giác như nó chỉ là một phiên bản thử nghiệm. Và diểm mạnh của Apple chính là chờ đợi Google làm những công việc như thế. Họ chờ đợi, chờ xem các tính năng đó có gì thiếu sót, sau đó âm thầm cải thiện, bổ sung trên sản phẩm của mình để rồi cuối cùng tung ra một sản phẩm đẳng cấp, bóng bẩy vượt trội so với đối thủ.
Cân nhắc các tính năng và ý tưởng một cách thận trọng
Apple đã giới thiệu rất nhiều tính năng mới trong iOS 8, tuy nhiên là với chiến thuật xem và chờ đợi như đã nói ở trên, để thấy được tính năng nào người dùng quan tâm nhiều nhất, rồi sau đó cẩn thận chọn ra những tính năng nào họ muốn mượn và phát triển thêm. Apple chỉ thực sự quan tâm đến một tính năng nào đó khi biết rằng tính năng đó sẽ được nhiều người sử dụng, trở thành một tính năng có ích thực sự đối với người dùng.
Mặc dù HealthKit và HomeKit mới được Apple giới thiệu chưa phải là một tính năng được nhiều người sử dụng, nhưng nó có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cũng chính vì những lý do trên mà Apple vẫn chưa đưa NFC vào các thiết bị của mình, mặc dù NFC là một tính năng thực sự ấn tượng. Tuy nhiên, mọi người có thể thấy rằng mặc dù đã được giới thiệu một vài năm, NFC vẫn chưa thực sự phổ biến và được nhiều người quan tâm đến. Số lượng người dùng NFC thường xuyên hàng ngày cũng chẳng đáng là bao so với số người sở hữu các thiết bị có hỗ trợ NFC. Đơn giản bởi tính năng này chưa thực sự hữu ích, chưa thực sự “cấp bách” do đó Apple chưa thực sự thấy cần phải quan tâm đến nó.
Tránh xa sự cạnh tranh cho đến khi cảm thấy thực sự phải nhập cuộc
Khi những thiết bị máy tính bảng 7 inch đầu tiên được ra mắt, Steve Jobs khi đó đã nói rằng 7 inch là không đủ cho một chiếc máy tính bảng. Ông khẳng định rằng ít nhất màn hình của một chiếc tablet phải có kích thước 10 inch để đem lại trải nghiệm ứng dụng tốt nhất cho người dùng. Thực tế lại chứng minh rằng Steve Jobs đã sai, và Apple cũng đã tin vào quan điểm đó của Steve Jobs, cùng với việc các fan của Apple quay ra chỉ trích các thiết bị 7 inch của Android, cho rằng đó là những thiết bị tí hon, chẳng là gì so với chiếc iPad tuyệt vời của họ. Và rồi, vài năm sau, iPad Mini với màn hình 7,9 inch ra đời và thực sự tạo ra cơn sốt.
Chuyện tương tự cũng diễn ra với màn hình điện thoại. Mặc dù Apple hoàn toàn yên lặng trong việc chê bai về kích cỡ màn hình của thiết bị Android, các tín đồ Apple luôn thầm nhủ rằng màn hình 4 inch là đủ, và các thiết bị Android màn hình lớn thực sự trông rất kì quái. Và nếu như những tin đồn gần đây là chính xác, cộng với sự xác nhận từ phía Foxconn, thì Apple đang làm việc với một mẫu iPhone mới có kích thước 4,7 và 5,5 inch. Nếu như điều này là chính xác, thì hẳn sẽ lại có nhiều tính đồ Apple lên tiếng và cho rằng một thiết bị với kích thước như vậy là hoàn hảo, phù hợp với người dùng.
Để có thể duy trì được vị trí của mình như một lựa chọn đẳng cấp, Apple đã tránh xa các cuộc cạnh trạnh và làm cho người dùng của họ cảm thấy các lựa chọn phần cứng hay phần mềm khác thực sự không cần thiết. Và rồi, khi Apple cảm thấy các lựa chọn đó trở thành xu hướng, và nó thực sự cần thiết, thì họ sẽ tham gia cuộc chiến và làm tốt hơn bao giờ hết.
Một chiến lược hoàn hảo
Liệu chiến thuật xem và chờ đợi có phải là một phương pháp tiếp cận tồi? Hoàn toàn không. Apple đã có được rất nhiều thành công bằng cách tạo ra các sản phẩm được đón nhận nồng nhiệt từ người dùng và giới thiệu các tính năng cao cấp làm sao để càng dễ sử dụng càng tốt. Họ hơn thế nữa còn có khả năng vẽ ra một vẻ ngoài đẳng cấp cho riêng mình bằng cách tránh xa các cuộc cạnh tranh bất cứ khi nào có thể.
Trên thực tế, cả Android và iOS đều không phải là những lựa chọn đẳng cấp như mọi người vẫn nghĩ. Android và iOS rất khác nhau và cả hai đều có những ưu điểm riêng. iOS thì hướng đến việc tiện lợi, dễ sử dụng, các tính năng bóng bẩy và phần cứng đậm chất Apple trong khi Android lại hướng đến những người thích tự do và trải nghiệm các tính năng độc nhất vô nhị . Thực tế trong vài năm gần đây, Android và iOS cũng đã có rất nhiều điểm tương đồng với nhau, và Android cũng dần trở nên bóng bẩy hơn diện mạo xưa kia của nó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng