Những bức ảnh “hư cấu” nhất trong lịch sử (Phần I)

    TVD,  

    Dưới đây là những bức ảnh đã từng đánh lừa rất nhiều người và mãi cho đến năm 2014 chúng mới bị vạch trần.

    Từ khi công nghệ chỉnh sửa ảnh phát triển, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều thảm họa Photoshop. Nhưng bên cạnh đó có những bức ảnh hư cấu khiến rất nhiều người đã từng bị đánh lừa, mặc dù sau đó sự thật cũng được phơi bày. Dưới đây là những bức ảnh đã từng đánh lừa rất nhiều người và mãi cho đến năm 2014 chúng mới bị vạch trần.

    1. Bức ảnh John Lennon chơi guitar với Che Guevara?

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bạn có thể tin là huyền thoại âm nhạc John Lennon đã từng ngồi chơi guitar cùng với biểu tượng cách mạng Che Guevara? Có lẽ là không, vì đây cũng không phải sự thật. Bức ảnh thực tế là John Lennon đang ngồi cùng tay guitar Wayne "Tex" Gabriel.

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    2. Tổng thổng Kennedy và nữ diễn viên Marilyn Monroe

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Một bức ảnh chụp trộm tổng thống John F. Kennedy đang thân mật với nữ diễn viên Marilyn Monroe đã khiến rất nhiều người kinh ngạc. Tuy nhiên thì đây chỉ là tác phẩm của nghệ sĩ Alison Jackson, người chuyên chụp ảnh “lookalike” gây ra sự hiểu nhầm cho các nhân vật nổi tiếng. Hai nhân vật nổi tiếng trên chỉ gặp nhau trong một buổi gây quỹ vào năm 1962 và không có gì khác.

    3. Màn hình LCD khổng lồ chiếu cảnh bình minh ở Trung Quốc vì quá ô nhiễm

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Có lẽ những người bi quan nhất cũng thấy sốc khi mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc kinh khủng đến mức người ta phải dùng một màn hình LCD khổng lồ chiếu cảnh Mặt Trời mọc. Tuy nhiên thực tế thì đây chỉ là câu chuyện hư cấu, màn hình LCD chiếu cảnh bình minh chỉ là một màn quảng cáo du lịch của tỉnh Sơn Đông.

    4. Bức ảnh từ một bệnh viện tâm thần tại Liên Xô năm 1952

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh được cho là chụp tại một bệnh viện tâm thần tại Liên Xô năm 1952 đã khiến nhiều người bị ám ảnh vì sự ma quái của nó. Tuy nhiên đây chỉ là một nghệ thuật trình diễn trong một điệu nhảy đặc biệt khi các vũ công bật nhảy cùng lúc. Điệu nhảy này đã từng được trình diễn ở nhiều nơi vào năm 1977 sau đó. Tuy nhiên bức ảnh vẫn gây ám ảnh và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm kinh dị tại Mỹ.

    5. Bức ảnh đứa trẻ Syria ngủ bên cạnh mộ của cha mẹ mình

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh bên trái được chụp kèm chú thích “In Syria, sleeping between his parents” (tại Syria, đứa bé ngủ giữa hai ngôi mộ của cha mẹ). Đó là một bức ảnh vô cùng cảm động, tuy nhiên thực tế nó chỉ là một phần của dự án nghệ thuật do nhiếp ảnh gia Abdul Aziz al-Otaibi thực hiện. Hình ảnh hai ngôi mộ là giả.

    6. Bức tượng Phật được điêu khắc trên vách núi

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh chụp tượng Phật được điêu khắc trên vách núi treo lẽo giữa không trung thực sự khiến chúng ta phải ngạc nhiên. Tuy nhiên đó chỉ là tác phẩm của Photoshop và bức ảnh bên phải cho thấy vách núi thực tế tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

    7. Khu rừng có màu tím trên đảo Skye ở Scotland

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Một khung cảnh như trong truyện thần tiên, nhưng thực tế cũng chỉ là hư cấu. Bức ảnh chụp con sông ở Queenstown, New Zealand. Mặc dù bức ảnh gốc cũng khá đẹp nhưng những rặng cây hai bên không có màu tím kỳ ảo như trong bức ảnh bên trái.

    8. Bức ảnh chụp cực quang tại Alaska

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Cực quang là hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo và đẹp mắt thường xuất hiện tại Alaska, nhưng bức ảnh chụp cực quang ở trên là một ảnh ghép. Bức ảnh thực tế là hình ảnh của tinh vân Orion được chụp bằng kính thiên văn Hubble.

    9. Marlboro sản xuất thuốc lá cần sa?

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Sau khi Washington và Colorado hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa, đã có một bức ảnh được côn g bố cho thấy hãng sản xuất thuốc là Marlboro sắp ra mắt sản phẩm thuốc lá quấn cần sa. Tuy nhiên sau đó hãng này đã phủ nhận và cho biết bức ảnh đó chỉ là trò đùa của một số người biết dùng Photoshop.

    10. Một cuộc đua xe buýt 2 tầng năm 1933

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Một bức ảnh chụp cuộc đua khá kỳ lạ giữa những chiếc xe buýt 2 tầng tại Anh năm 1933. Tuy nhiên trong lịch sử chưa từng có một cuộc đua nào như vậy và bức ảnh chỉ là sản phẩm của quá trình ghép ảnh bằng photoshop từ bức ảnh thật bên phải.

    11. Siêu Mặt trăng được chụp tại Vườn quốc gia Sequoia

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh chụp Mặt trăng khổng lồ tại Vườn quốc gia Sequoia, nhưng từ bức ảnh thật bên phải chúng ta có thể thấy đây chỉ là bức ảnh ghép.

    12. Bức ảnh  chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Đó là một bức ảnh được vẽ bởi thành viên A4size-ska trên diễn đàn DeviantArt. Tuy nhiên sau đó bức ảnh này được chia sẻ rất nhiều trên mạng và được cho là chụp từ  Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Bức ảnh nổi tiếng vì vẻ đẹp của nó, nhưng nó hoàn toàn không tự nhiên khi chúng ta có thể thấy cả một thiên hà phía sau.

    13. Phụ nữ đã mặc quần short từ năm 1937?

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh chụp hai cô gái mặc quần short khiến cho chiếc ô tô đâm phải cột điện vào năm 1937 thực sự khiến nhiều người thấy thú vị. Tuy nhiên nếu để ý chúng ta có thể thấy đây chỉ là sự dàn dựng, khi chiếc ô tô đâm vào cột điện mà không có một vết lõm nào.

    14. Tổng thống Vladimir Putin mọc thêm tai thỏ

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Bức ảnh bên trái dường như là trò đùa của Steven Seagal đối với tổng thống Putin tại một buổi họp báo gần đây. Nó được lên trang nhất của Reddit, tuy nhiên bức ảnh thức tế hoàn toàn không có hai ngón tay trên đầu ông Putin.

    15. Một cây kẹo in cờ Đức quốc xã

    86 Viral hình ảnh Từ năm 2014 Đó Were Totally Fake

    Trong thập niên 1930 và 40, Đức quốc xã đưa chữ thập ngoặc lên tất cả mọi thứ, tuy nhiên chiếc kẹo in hình chữ thập không phải một tác phẩm của Hitler. Trên thực tế bức ảnh trên được lấy từ bộ phim Eine Liebe In Deutschland năm 1983.

    Theo gizmodo

    >>Những hình ảnh vũ trụ "không thể không xem" của năm 2014

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày