Những câu chuyện khoa học kỳ lạ và thú vị nhất năm 2015

    Nova,  

    Những câu chuyện khoa học khiến chúng ta "ngã ngửa" trong năm vừa qua.

    Bên cạnh những khám phá, nghiên cứu khoa học mang tính đột phá, năm 2015 cũng chứng kiến không ít những câu chuyện khoa học hoàn toàn đủ sức khiến chúng ta "ngã ngửa" khi nghe xong. Dưới đây là những câu chuyện tiêu biểu:

    1, Nhà khoa học 12 năm không tắm

    Bình thường chúng ta có thể không cần tắm trong bao lâu? Một ngày? Hai ngày? Một kỹ sư hóa học có tên Dave Whitlock tại Boston (Hoa Kỳ) đã không chịu tắm trong suốt 12 năm với mục đích chứng minh rằng chẳng có cơ sở khoa học nào nói tắm là hoạt động lành mạnh cả. Thay vào đó, anh ta chỉ dùng bình xịt khuẩn để giữ sạch cơ thể. Ngoài ra, Dave cũng cho rằng xà bông và dầu gội, trái lại, còn phá hủy những vi khuẩn có lợi từng tồn tại trên da và giữ cho chúng ta sạch sẽ.

    Trong khoảng thời gian hơn chục năm qua, Dave đã dày công nghiên cứu một loại bình xịt chứa “toàn các vi khuẩn tốt”. Bình xịt này chứa chất lỏng không màu, không mùi, trông giống như nước, có thể dùng để xịt lên da ngày 2 lần để tránh khỏi phải tắm. Bên cạnh đó, Dave cũng mô tả rằng vi khuẩn trong bình sẽ ăn urê và amoniac trong mồ hôi từ da, chuyển hóa các chất này thành oxit nitric, rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, các phân tử oxit nitric sẽ giúp làm giãn các mạch máu giúp điều chỉnh huyết áp và có nhiều lợi ích khác.


    2, Bộ móng tay dài tới 9m

    Có rất nhiều kỷ lục thế giới đã được xác nhận trong năm 2015, nhưng chắc chắn không kỷ lục nào có độ "quái" như bộ móng tay của ông Shridhar Chillal, đến từ Pune, Ấn Độ. Với chiều dài lên tới hơn 9m, bộ móng tay này thực sự khiến những người ưa vệ sinh móng tay sạch sẽ phải "cúi đầu chào thua". Ông Chillal cho biết đây là kết quả hơn 60 năm không cắt móng tay của mình.

    Theo tính toán của tổ chức kỷ lục Guinness thế giới, ngón tay cái của ông dài 164,5 cm, ngón tay trỏ và ngón tay giữa dài 186,6 cm, ngón tay đeo nhẫn dài 181,6 cm và ngón tay út dài 179,1 cm. Ông Shridhar Chillal đã đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khi để bộ móng tay này.

    Ông không thể giặt quần áo, không thể tìm được việc làm. Thậm chí, không có người con gái nào muốn tiến đến hôn nhân với ông vì cho rằng ông quá… kỳ quặc. Cuối cùng, năm 29 tuổi, ông mới lấy được vợ. Hiện nay, ông Shridhar Chillal đã 78 tuổi. Ông cho biết ông sẽ cắt và tặng bộ móng tay của mình cho bảo tàng.


    3, Bé trai 17 tháng tuổi cắn chết rắn độc

    Thông thường, chúng ta chỉ biết đến chuyện rắn cắn chết người nhưng bé Lorenzo sống tại thị trấn có tên Mostardas thuộc bang Rio Grande do Sul, Brazil lại không nghĩ vậy. Vào ngày 11/11/2015, mẹ của Lorenzo là chị Jaine Ferreira Figueira lúc ra vườn để tìm con đã "tá hỏa" khi phát hiện quý tử của mình dính đầy máu, miệng vẫn còn cắn con rắn lạ.

    Sau khi Lorenzo được đưa tới bệnh viện thì trái với lo lắng của mọi người, cậu nhóc không hề gặp bất cứ nguy hiểm nào. Các bác sĩ không thể tìm thấy vết rắn cắn trên cơ thể, và tất nhiên, cậu bé cũng không bị nhiễm nọc độc. Và “nạn nhân” duy nhất lại chính là con rắn Jararaca.

    Rắn Jararaca, hay còn gọi là “Bothrops jararaca”, là loài rắn độc sống chủ yếu ở Paraguay, Brazil, Argentina và một số khu vực khác của Nam Mỹ. Nọc độc của rắn Jararaca gây nguy hiểm cho con người, vì vậy mà trường hợp em bé 17 tháng tuổi “hạ gục” con rắn này có thể nói là vô cùng hy hữu. Dẫu sao, thật may mắn rằng Lorenzo vẫn an toàn tính mạng.


    4, Tìm hiểu nguồn gốc cơ mưa máu tại Tây Ban Nha

    Từ màu thu năm ngoái, không ít hồ nước tại Tây Ban Nha đã bị chuyển qua một màu đỏ tươi như máu sau những trận mưa kỳ lạ. Để làm rõ sự việc cũng như tránh gây ra những suy nghĩ tiêu cực của không ít người, Joaquín Pérez - một cư dân sống gần hồ nước có tình trạng tương tự - đã thu thập mẫu nước mưa và gửi cho Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Tây Ban Nha để tìm câu trả lời.

    Các nhà khoa học đã kết luận màu đỏ tươi như máu này xuất hiện là do loại tảo nước ngọt siêu nhỏ mang tên Haematococcus pluvialis, sản sinh sắc tố đỏ khi chịu áp lực. Những người thực hiện nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi quan sát thấy Haematococcus pluvialis, loài tảo phổ biến tại nhiều nơi thuộc Bắc bán cầu như Bắc Mỹ và những vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương của châu Âu nhưng không tồn tại ở khu vực này của Tây Ban Nha.


    5, Trăn "nằm im" vì nuốt chửng cả con nhím

    Trăn nổi tiếng với hình thức ăn uống thú vị bằng cách nuốt chửng cả con mồi đề để tiêu hóa dần, nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng thuận lợi như vậy. Đó là trường hợp của con trăn đã dài 3,9m tại khu bảo tồn quanh hồ Eland (KwaZulu-Natal, Nam Phi) khi một người đã vô tình phát hiện cái xác của nó với cái bụng phình to vì cố nuốt 1 con nhím và bị gai nó đâm thủng ống tiêu hóa.

    Theo những nhân viên tại khu bảo tồn, trăn vẫn ăn nhím mà không gặp rắc rối nào, nhưng nếu bị quấy rầy sau khi ăn, phản ứng tự nhiên của con trăn là nôn ra con mồi để cơ thể nhẹ nhàng và dễ tẩu thoát. Trong trường hợp này, có lẽ gai nhím đã làm nó nghẹn. Trăn đá là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Nó giết con mồi bằng cách nghiền nạn nhân đến chết. Trăn có thể nuốt những con mồi lớn như lợn lòi hay linh dương cao sừng.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày