Chiếc xe tăng cứu hỏa SPM nhanh chóng trở nên nổi tiếng, nhưng ít người biết trước nó đã từng xuất hiện nhiều mẫu xe cứu hỏa có xuất thân từ xe tăng, xe bọc thép quân sự và đã từng phục vụ cứu hỏa thực sự trong lịch sử
Cách đây không lâu, GenK đã có bài giới thiệu về xe cứu hỏa robot hóa đặc biệt SPM của quân đội Nga. Chiếc xe này được phát triển bởi Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga trên cơ sở sử dụng các linh kiện và máy móc của xe tăng T-72 và T-80. Nó được thiết kế dành riêng cho hoạt động chữa cháy và cứu hộ tại những kho vũ khí, các căn cứ quân sự và kho chứa chất nổ, tạo lối đi, các vành ngăn lửa khi tham gia cứu hộ cháy rừng.
SPM - xe cứu hỏa đặc biệt được sản xuất bởi Công ty cổ phần "Omsktransmash"
SPM ngay lập tức được báo chí tung hô và trở nên nổi tiếng, thế nhưng trước nó đã có rất nhiều những phương tiện cứu hỏa được cải biến từ khí tài quân sự mà chúng ta “tai chưa từng nghe, mắt chưa từng ngó”. Hãy cùng chúng tôi điểm mặt những đại diện của làng xe cứu hỏa độc nhất vô nhị này nhé.
Từ pháo phản lực đến cứu hỏa phóng loạt
Người anh em "Impulse-2M" của pháo phản lực phóng loạt MLRS “Buratino” được cải biến từ khung gầm xe tăng T-62 để phục vụ mục đích dân sự.
Xe cứu hỏa phản lực phóng loạt "Impulse" được chế tạo từ khung gầm T-62. Những chiếc xe tăng già nua “về quê” nhưng không chịu “chăn vịt”. Nó trở thành chiếc xe cứu hỏa 50 nòng với khả năng phóng ra nửa tấn hóa chất dập lửa chỉ trong 4 giây đồng hồ, trải rộng và đều trên một diện tích lớn khiến hiệu quả dập lửa được nâng cao.
Xem xe cứu hỏa phản lực phóng loạt trổ tài dập lửa
Tất cả có 7 chiếc Imlulse-2M được chế tạo.
Xe tăng – máy bay “lưỡng long nhất thể”
Trong chiến tranh vùng Vịnh, ngày 26 tháng 2 năm 1991, quân đội Iraq bắt đầu rút khỏi Kuwait, đốt cháy các giếng dầu mà họ bỏ lại. 600 giếng dầu cháy đã tạo ra những cột khói độc liên tục trong 10 tháng. Có khoảng 4 – 6 triệu thùng dầu bị đốt mỗi ngày, 5 phần trăm diện tích đất nước bị bao phủ bởi lửa và khói bụi. Có hàng triệu gia súc bị chết vì hít phải khói độc. Tỷ lệ người dân mắc ung thư tăng lên một cách chóng mặt.
Một người lính Mỹ đứng trên chiếc xe tăng bị bắn hạ, sau lưng là những giếng dầu bị đốt đang nhả khói và lửa ngùn ngụt
Trước tình hình đó, rất nhiều công ty trên thế giới đã cùng đưa ra các giải pháp dập lửa, và dự án Big Wind của MB Drilling đã được chấp thuận.
Vấn đề lạ phải được giải quyết bằng biện pháp lạ. Chiếc xe cứu hỏa vô cùng đặc biệt này là sự kết hợp giữa khung gầm xe tăng T-34 và hai chiếc động cơ phản lực tổ chảng lấy từ máy bay MiG-21.
Chiếc xe nặng tới 42 tấn (chưa tính nước cứu hỏa và nhiên liệu). Kích thước của nó cũng rất khủng vì phải mang trên mình những thiết bị cồng kềnh: dài 10, 6 mét, cao 4 mét.
Big Wind chỉ có thể di chuyển với vận tốc 5 km/h để giữ an toàn tải trọng và sức khỏe cũng như tính mạng của kíp lái.
Big Wind - chiếc xe cứu hỏa mạnh nhất thế giới
Còn nữa
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng