Những công nghệ viễn tưởng trong bộ phim bom tấn Black Panther hóa ra lại gần với thực tiễn hơn chúng ta tưởng
Nhiều công nghệ viễn tưởng trong bộ phim đã xuất hiện ngoài đời thực.
Bộ phim siêu anh hùng tiếp theo của Marvel là Black Panther đã chính thức ra mắt và công chiếu trên toàn thế giới, được đánh giá rất cao và thu về số tiền kỷ lục hơn 400 triệu USD chỉ trong hai tuần công chiếu.
Black Panther lấy bối cảnh viễn tưởng ở Wakanda, một quốc gia Châu Phi với bề ngoài thuần nông nghiệp và nghèo đói. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một thành phố vô cùng phát triển, với công nghệ tiên tiến hơn toàn bộ phần còn lại của thế giới.
Nguyên nhân của sự phát triển công nghệ ở Wakanda là do hàng nghìn năm trước, một thiên thạch đã rơi xuống vùng đất này và mang theo một loại tài nguyên vô cùng đặc biệt. Đó chính là Vibranium, kim loại cứng nhất trên Trái đất và có những tính năng vô cùng ưu việt.
Kể đến đây, tôi đã lỡ tiết lộ phần đầu của bộ phim. Tuy nhiên phần sau của bài viết có thể sẽ còn tiết lộ nhiều chi tiết và cốt truyện của bộ phim hơn nữa. Do đó nếu bạn chưa xem Black Panther có thể cân nhắc.
Quay trở lại đất nước Wakanda, chúng ta sẽ được chứng kiến những công nghệ viễn tưởng vô cùng thú vị. Từ những loại vũ khí đặc biệt được chế tạo từ Vibranium, cho đến cách thức khai thác mỏ quặng khổng lồ trong lòng núi, những chiếc phi thuyền hay rất nhiều món đồ công nghệ khác mà công chúa Shuri - em gái vua T'Challa - đã tạo ra.
Tuy nhiên những công nghệ viễn tưởng chúng ta thấy trong phim lại gần với thực tiễn hơn những gì chúng ta tưởng tượng.
Tàu đệm từ trong mỏ khai thác Vibranium
Để khai thác và vận chuyển Vibranium ra khỏi ngọn núi Bashenga, công chúa Shuri đã chế tạo ra một hệ thống tàu đệm từ và hàng rào sóng âm đặc biệt. Tuy nhiên hệ thống tàu đệm từ này không hoàn toàn là công nghệ viễn tượng mà có dựa trên thực tế. Đạo diễn Ryan Cooler cũng thừa nhận đã lấy ý tưởng từ hệ thống tàu điện tại Bay Area Rapid Transit.
Hyperloop của Elon Musk
Chúng ta có thể dễ dàng thấy hệ thống tàu đệm từ của công chúa Shuri khá giống với ý tưởng tàu siêu tốc Hyperloop của tỷ phú Elon Musk. Ý tưởng là sử dụng lực từ nam châm thay thế cho đường sắt và một hệ thống đường ống chân không giúp giảm ma sát. Kết hợp lại sẽ giúp những con tàu di chuyển với tốc độ cao chưa từng thấy.
Trên thực tế, Nhật Bản cũng đã chế tạo thành công hệ thống tàu đệm từ Linear nhanh nhất thế giới, với tốc độ thử nghiệm có thể lên đến hơn 600 km/h. Tuy nhiên hệ thống tàu đệm từ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và cần phải được nghiên cứu để cải tiến thêm.
Lái xe mô phỏng từ xa
Trong phòng thí nghiệm của công chúa Shuri có một hệ thống mô phỏng lái xe và phi thuyền từ xa. Chỉ cần gắn một thiết bị đặc biệt có tên Hạt Kimoyo lên chiếc xe bất kỳ, là người lái có thể điều khiển từ trong phòng thí nghiệm.
Điều khiển drone từ xa thông qua hệ thống camera thực
Trên thực tế, chúng ta cũng đã có công nghệ điều khiển máy bay không người lái từ xa thông qua một hệ thống camera thực. Công nghệ này đã được áp dụng cho một giải đua drone đầu tiên trên thế giới.
Đua drone.
Các tay đua chỉ ngồi một chỗ, đeo một chiếc kính VR và cầm trên tay bộ điều khiển vô tuyến từ xa. Họ sẽ nhìn thấy hình ảnh được truyền trực tiếp từ camera gắn trên drone, sau đó điều khiển chiếc drone của mình để bay về đích nhanh nhất.
Kim loại siêu cứng Vibranium
Vibranium chính là cội nguồn sức mạnh của quốc gia Wakanda trong Black Panther. Trong vũ trụ điện ảnh Marvel, Vibranium là kim loại cứng nhất, bền nhất và không thể bị phá hủy. Thứ kim loại đặc biệt này được sử dụng để chế tạo nên bộ giáp siêu việt của Black Panther và cả chiếc khiên của Captain America.
Vật liệu siêu cứng Graphene
Mặc dù Vibranium có một số tính chất không thể nào có thật, nhưng hầu hết các “chuyên gia” đều đồng ý rằng vật liệu siêu cứng Graphen có một vài đặc điểm tương đồng. (Nếu bạn không biết thì có khá nhiều chuyên gia về vật lý siêu anh hùng).
Graphene được mô tả là vật liệu nhẹ nhất và cứng nhất mà con người từng tìm thấy hoặc chế tạo ra. Theo các giáo sư tại Trường Đại học Minnesota cứng gấp 10 lần thép chống đạn. Tuy nhiên liệu Graphene có được sử dụng để chế tạo một bộ giáp hay một chiếc khiên chống đạn hay không thì vẫn là dấu chấm hỏi.
Bộ giáp hấp thụ chấn động và phản hồi
Bộ giáp đặc biệt của Black Panther được chế tạo từ Vibranium còn có một tính năng thú vị, đó là hấp thụ lực tác động từ bên ngoài như đạn bắn hoặc một cú đấm, sau đó giải phóng năng lượng tích lũy này khi cần thiết. Nó gần giống như một bộ sạc năng lượng đặc biệt.
Vật liệu hấp thụ động năng
Việc lưu trữ động năng là một khái niệm phi vật lý, do một vật có động năng chỉ khi nó chuyển động. Tuy nhiên chúng ta lại hoàn toàn có thể hấp thụ động năng và tạo ra một loại vật liệu bảo hộ, ví dụ như mũ bảo hiểm hoặc quần áo bảo vệ.
Một công ty công nghệ có tên Blue Design Limited đã giới thiệu bằng sáng chế mới. Đó là một loại vật liệu mỏng và mềm, nhưng có khả năng hấp thụ lực tác động và giải phóng ra bề mặt. Mặc dù không thể lưu trữ động năng và phản hồi lại, nhưng công nghệ này hứa hẹn sẽ giúp các vận động viên mạo hiểm bảo vệ cơ thể mình tốt hơn.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng