Không ai là không từng thử thực hiện điều này khi máy tính gặp sự cố không rõ nguyên nhân...
Khởi động lại (Rebooting) là cụm từ quá quen thuộc với bất cứ ai đã và đang sử dụng máy tính, và gần như sẽ là câu cửa miệng của các nhân viên chăm sóc khách hàng khi bạn gọi hỏi về những trục trặc trên chiếc PC của mình: “Xin vui lòng khởi động lại máy tính của bạn”. Tại sao khởi động lại có nghĩa là tắt đi và bật lại và tại sao nó là một trong những cách khắc phục những sự cố về máy hiệu quả nhất ? Chúng ta hãy cùng quay ngược lại quá khứ , vào thời điểm mà định nghĩa “khởi động lại” mang tính cách mạng hóa to lớn đối với ngành điện toán lúc bấy giờ.
Vào những năm 1950, các kĩ sư máy tính đầu tiên trên thế giới luôn tìm cách trả lời cho một câu hỏi hóc búa. Đó là làm thế nào để có thể mô tả được quá trình khởi động của máy tính. Nghe có vẻ khá kì lạ nhưng vào thời kì đó, hầu hết các loại máy móc đều có quá trình bật và tắt máy vô cùng đơn giản. Chỉ cần gạt công tắc, thiết bị sẽ chạy nhờ vào nguyên liệu điện hoặc xăng và bắt đầu đi vào hoạt động.
Máy tính thì không đơn giản như vậy. Khi bạn bật nguồn, điện được cung cấp cho các bảng mạch phía trong máy, sau đó các mã phần mềm sẽ bắt đầu được tải lên, càng lúc khối lượng mã được tải càng nhiều, cứ như vậy cho đến khi các thiết bị ngoại vi cũng như hệ điều hành máy bắt đầu hoạt động và sẵn sàng thực hiện yêu cầu của người dùng.
Như vậy, để có thể bắt đầu hoạt động, máy tính đã phải trải qua một quá trình gồm nhiều bước. Vì vậy các kĩ sư đã nghĩ ra phương thức hoàn hảo để mô tả cách mà máy tính bắt đầu hoạt động, đó là “booting up”.
Định nghĩa booting ( quá trình khởi động) đã thay đổi rất nhiều kể từ thế kỉ 20. Lúc đó booting bắt đầu với việc tải dữ liệu của các thiết bị lưu trữ, xuất nhập bộ nhớ đi kèm theo trình tự . Đó là lý do các hệ máy tính đầu tiên được thiết kế xuất hiện nút “load” và sẽ phải nhấn vào đó sau khi bật nguồn lên.
Ngày nay, khi máy tính hoạt động, nó thường bắt đầu công việc khi chạy một chương trình gọi là bootloader có thể có sẵn trong nhiều thiết bị lưu trữ như ổ đĩa cứng hay USB. Một số máy tính thiết kế sẵn bootloader trong chip có sẵn trên bản mạch. Bootloader có nhiệm vụ tải các chương trình liên quan đến việc khởi động các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím…và nạp hệ điều hành (Windows, OSX, LINUX…) vào trong RAM. Khi hệ điều hành được nạp xong và có thể nhận lệnh, thì máy tính được coi là đã hoàn thành quá trình khởi động và sẵn sàng để sử dụng.
Bootloader cũng liên quan đến việc jailbreak các thiết bị iOS. Cách phổ biến để thực hiện là nhập hoặc thay thế hoàn toàn các đoạn mã vào bộ nạp khởi động để cung cấp quyền kiểm soát đa dạng hơn cho các thiết bị đã được jailbreak.
Hiểu được quá trình khởi động máy tính sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao khởi động lại máy có thể khắc phục được nhiều sự cố gặp phải trong quá trình sử dụng. Khi hoạt động, các chương trình đang chạy có thể xuất hiện một vài lỗi mã ảnh hưởng đến hệ thống điều khiển của bạn. Có thể bạn sẽ không nhận ra cho đến khi các mã lỗi xuất hiện chồng chất khiến nhiều ứng dụng bị ngừng hoạt động và làm chậm khả năng xử lý của hệ thống. Cách giải quyết hữu hiệu lúc này là khởi động lại máy để tái hoạt động các chương trình và đưa máy về tình trạng hoạt động tối ưu.
Thật vậy, khởi động lại không chỉ đơn giản là nút ấn, nó là một quá trình tuyệt vời của máy móc đưa thiết bị trở về nguyên sơ trước khi bạn tốn một khoản kha khá cho cửa hàng sửa chữa.
Tham khảo : Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng