(GenK.vn) - Mua một hòn đảo, sở hữu các thị trấn hay có du thuyền hoặc chuyên cơ riêng …
Trong phần I chúng ta đã nói về một số những điều mà chỉ có các tỷ phú mới có thể làm được, như việc có thể thoải mái dùng tiền để sáng tạo ra ngôi nhà mơ ước, ăn uống những đồ xa xỉ đắt tiền nhất thế giới, có những đội ngũ nhân viên xuất sắc sẵn sàng chờ lệnh và cả việc có thể có những thú vui cực khó để thực hiện. Rõ ràng đồng tiền có vai trò quyết định cho những điều đó. Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xem liệu có những việc gì mà chỉ người có cực kì nhiều tiền như tỷ phú mới làm được.
Có một bảo tàng hoặc một thị trấn riêng
Bảo tàng hay thị trấn là những thứ khá to tát mà chúng ta thường có suy nghĩ rằng chúng thường thuộc quốc gia và chuyện một cá nhân có thể có quyền sở hữu chúng là vô cùng hiếm. Sở dĩ vô cùng hiếm đơn giản vì chỉ những tỷ phú giàu có mới có đủ lực để biến chúng thành tư nhân.
Một ví dụ cho vấn đề này chính là tỉ phú William “Bill” Koch – người có tài sản có giá trị lên tới 4 tỷ đô la. Ông này đã làm sống lại cả miền Tây hoang dã để thỏa mãn đam mê cá nhân. Thị trấn của riêng ông có tới hơn 50 ngôi nhà, bao gồm nhà thờ, trạm cứu hỏa, nhà giam, nhà ga xe lửa và dĩ nhiên là cả quán rượu. Được biết, thị trấn này không phải mở cửa với tất cả mọi người mà chỉ có gia đình, bạn bè của Koch và những nhà sử học mới được phép ghé thăm. Ngoài ra, nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Paul Allen thành lập cả một bảo tàng rock and roll và khoa học viễn tưởng. Bên cạnh đó ông sở hữu một đội bóng bầu dục, một đội bóng rổ, một đội bóng đá, một bảo tàng máy bay.
Một người khác nữa là CEO có khối tài sản lên tới 2,5 tỷ đô la của tập đoàn sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ - Hobby Lobby - David Green dự định xây dựng một Bảo tàng Kinh Thánh để trưng bày bộ sưu tập trên 30.000 hiện vật tôn giáo phong phú của mình.
Mua một hòn đảo
Ai cũng có nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng với một số tỷ phú, họ thích có một không gian riêng, những tòa nhà và trang bị xung quanh khu vực theo ý mình, và họ đã chọn cách mua một hòn đảo cho riêng mình. Giá cả một hòn đảo từ khoảng 10 – 45 triệu đô, nhưng cũng có những hòn đảo có giá lên tới vài trăm triệu đô.
Người đầu tiên phải kể đến đó là tỷ phú Richard Branson. Năm 1970, Branson mua đảo Necker với giá 180.000 USD. Dù ông phải mất tới 5 năm và 10 triệu USD để xây khu nghỉ dưỡng trên đảo nhưng đó là khoản đầu tư khôn ngoan. Bởi giá trị ước tính của đảo Necker vào năm 2006 là 60 triệu USD.Khu nghỉ dưỡng xa xỉ Great House trên đảo Necker có sức chứa 30 người lớn và 6 trẻ em.
Great House mới đây được sửa chữa sau vụ hỏa hoạn năm 2011, có 8 phòng khách và một phòng chủ nhà rộng 500m2. Giá thuê cả đảo một đêm là 60.000 USD. Tỷ phú Richard Branson nổi tiếng sở hữu hòn đảo Necker trong quần đảo Virgin, Anh với diện tích 74 mẫu Anh (khoảng 30.000 m2). Một tỷ phú khác nổi tiếng trong giới bất động sản là Larry Ellison đã trả 600 triệu USD để sở hữu 98% của hòn đảo Lanai. Tỷ phú Ted Turner và David Murdock cũng đã mua riêng cho mình một hòn đảo tư nhân.
Sở hữu những bộ sưu tập đáng giá triệu đô
Chuyện sưu tập là rất bình thường nhưng có lẽ chỉ có những tỷ phú mới có khả năng sưu tập hàng loạt các vật phẩm đáng giá triệu đô trên mọi lĩnh vực như trang sức, tranh ảnh hay đồ cổ.
Tài sản ròng của tỷ phú Leon Black là 3,4 tỷ USD. Tỷ lệ đầu tư cho nghệ thuật trên tài sản ròng của ông là 22,1% (tương đương 750 triệu USD). Black cũng là nhà sáng lập của Apollo Global Management, một trong những công ty quản lý đầu tư lớn nhất thế giới. Năm 2012, ông được tiết lộ chính là người đã mua bức tranh The Scream của Edvard Munch với giá 120 triệu USD. Bộ sưu tập của ông gồm nhiều tác phẩm thuộc trường phái ấn tượng, tranh hiện đại, điêu khắc Trung Quốc và nghệ thuật đương đại…
Ông cũng là thành viên ban quản trị của Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại.Tỷ phú Ralph Lauren đã có hơn 70 loại xe sang trọng. James Irsay có một bộ sưu tập guitar rock 'n' roll, trong đó có một cây đàn guitar trị giá 970.000 USD. Tỷ phú Alan Casden có sở thích sưu tầm tiền xu của người Do Thái. Bộ sưu tập của ông bao gồm hơn 1.500 đồng tiền cổ và có giá trị hơn 40 triệu USD. Ronald Lauder, người thừa kế công ty mỹ phẩm Este Lauder, có một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 650 triệu USD.
Nhà tỷ phú nổi tiếng Bill Gates chi nhiều tiền sưu tầm tranh và mua một cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci – cuốn Codex Leicester. Đây là cuốn sách có giá bán đắt nhất lịch sử. Năm 1994, Bill Gates mua cuốn sách này với mức giá kỷ lục 30,8 triệu USD. Đây là một trong những vật thuộc sở hữu cá nhân của thiên tài trên nhiều lĩnh vực Leonardo da Vinci.
Có cả đội thể thao riêng
Thường ngày nếu chú ý tin tức thể thao một chút thì chúng ta vẫn thường nghe đến việc các tỷ phú giàu có mua lại các đội bóng hoặc các đội chơi một số môn khác như hockey, bóng bầu dục.
Đứng sau các đội bóng danh tiếng là những ông chủ tỷ phú sở hữu khối tài sản kếch xù. Nhiều tỷ phú đến lĩnh vực kinh doanh thể thao bằng cách trở thành chủ sở hữu của một đội bóng.Tỷ phú Mark Cuban sinh năm 1958, là ông chủ của đội bóng rổ Dallas Maverricks, hệ thống rạp chiếu phim Landmark Theater. Ông nổi tiếng là người chịu chơi, dám vung tiền cho những bữa tiệc xa hoa. Khi đội bóng của mình dành chức vô địch giải đấu NBA, Cuban, ông không ngại chi 110.000 USD để tổ chức bữa tiệc kéo dài 4 giờ ăn mừng chiến thắng.
Paul Allen là nhà sáng lập tập đoàn Microsoft nổi tiếng cùng với Bill Gates. Ông còn là người sở hữu cùng lúc hai CLB thể thao gồm CLB bóng bầu dục Seattle Seahawks và câu lạc bộ bóng rổ Portland Trail Blazers chơi ở giải nhà nghề NBA, Mỹ. Bên cạnh đó, Paul Allen cũng có cổ phần trong câu lạc bộ bóng đá Seattle Sounders FC. Với tài sản lên tới 15 tỷ USD, Paul Allen là người giàu thứ 53 trên thế giới năm 2013.
Sở hữu du thuyền và máy bay đẳng cấp
Hai loại phương tiện đi lại nói trên đều là những loại hình di chuyển lớn, rất tốn kém cả về đầu tư và duy trì. Để sở hữu một chiếc du thuyền hay máy bay, chắc chắn đó phải là những người giàu có. Và có những người không chỉ có một mà còn có nhiều những phương tiện xa xỉ này. Sở hữu chúng không chỉ là thể hiện đẳng cấp mà còn là sự tiện lợi bởi luôn có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Tỷ phú Abramovich đã tậu chiếc du thuyền Eclipse năm 2010 với giá hơn 250 triệu USD. Chiếc du thuyền này đứng đầu danh sách 100 du thuyền lớn nhất thế giới của tạp chí Forbes. Nó dài 162m với chiều dài boong là 56m và một bể bơi dài 16m – bể bơi du thuyền lớn nhất thế giới hiện nay. Đáy bể còn có thể được nâng lên biến thành một sàn nhảy. Siêu du thuyền này có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho 92 thành viên trong thủy thủ đoàn, đội ngũ nhân viên riêng của tỷ phú Abramovich và chứa được tới 3 chiếc trực thăng.
Tỷ phú, đạo diễn phim James Cameron đã mua một chiếc tàu ngầm để có thể thoải mái phiêu lưu dưới đáy biển. Hoàng tử Al-Waleed bin Talal sở hữu một máy bay Airbus A380 có giá trên 500 triệu USD.
Theo therichest
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng