Những giấc mơ kỳ lạ về bạo lực có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho những căn bệnh về thoái hóa thần kinh
Mối liên hệ nào giữa chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM và các căn bệnh về thần kinh?
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ bất ngờ giữ những giấc mơ bạo lực hay về thân thể và nguy cơ mắc bệnh về thần kinh, như Parkinson và chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi. Những giấc mơ này có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm hàng chục năm trước khi được chẩn đoán.
Mối liên hệ này hiện vẫn chưa được làm rõ ràng, nhưng kết quả từ những nghiên cứu trước đây cho rằng các bệnh nhân có những giấc mơ về thể chất, bạo lực sẽ có từ 80 - 100% khả năng phát triển một chứng bệnh về rối loạn thoái hóa thần kinh.
Những giấc mơ hỗn loạn hiếm gặp, còn được biết đến là rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD), làm cho người ta “hành động vượt khỏi giấc mơ của mình” - như việc đấm, đá trong khi ngủ. Đôi khi người mơ cũng la hét và thậm chí lăn khỏi giường trong cơn giận dữ.
Những giấc mơ kỳ lạ và bạo lực có thể một dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh về thoái hóa thần kinh.
“Các nhà nghiên cứu RBD đều đồng ý rằng vấn đề chỉ là khi nào nó diễn ra”, chuyên gia về giấc ngủ Carlos Schenck từ Trung tâm nghiên cứu Rối loạn Giấc ngủ Minnesota. “Về cơ bản, bạn càng theo dõi những người bệnh này, bạn sẽ càng thấy họ trở thành một người bị rối loạn suy thoái thần kinh.”
Giấc ngủ REM là một trong ba trạng thái của giấc ngủ mà chúng ta thường gặp phải mỗi đêm, và nó là trạng thái duy nhất liên quan đến giấc mơ. Trong giấc ngủ REM, hoạt động điện não trông rất giống với khi chúng ta còn thức, ngoại trừ hoạt động của các nơ-ron thần kinh. Trong lúc này, cơ thể thường bị tê liệt tạm thời.
Tuy rằng tình trạng tê liệt tạm thời này cho phép một số bó cơ co giật và đôi khi bạn sẽ “lầm bầm” nếu bạn đang nói mơ, nhưng hầu hết mọi người vẫn khá bình tĩnh trong giai đoạn này. Nhưng nếu bạn phát triển những rối loạn hành vi giấc ngủ REM, trạng thái mơ của bạn sẽ trở nên rất khác biệt - bệnh nhân thường biểu hiện các hành động của cơ thể tương ứng với giấc mơ của họ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra RBD, nhưng nó có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là đối với đàn ông lớn tuổi thì nguy cơ xuất hiện của RBD cao hơn hẳn phụ nữ và trẻ em (tỷ lệ cao tới mức 9 nam/1 nữ).
Nhà thần kinh học John Peever từ Đại học Toronto đã nghiên cứu về mối liên hệ của RBD và các bệnh lý thần kinh đang ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu về con người. Bằng cách tập trung vào não bộ, cơ quan liên quan đến sự hình thành giấc mơ, Peever đã có thể lọc ra một nhóm các tế bào đặc biệt mà có vẻ như chúng chịu trách nhiệm duy trì giấc ngủ REM.
Khi xác định nhóm tế bào này ở chuột, ông đã có thể nhanh chóng chuyển đổi động vật giữa giấc ngủ REM và NREM bằng cách đơn giản là “bật” và “tắt” các tế bào này.
Phát triển theo hướng này, Peever và nhóm của ông đã tập trung nghiên cứu xem nhóm tế bào này hoạt động như thế nào đối với bệnh nhân RBD. Họ tìm ra rằng nhóm tế bào đã bị hư hỏng, điều đó rất quan trọng bởi những tổn thương này xuất hiện cũng liên quan đến sự khởi phát của các bệnh thần kinh.
“Vì một số lý do, các tế bào trong vùng giấc ngủ REM là những tế bào đầu tiên bị bệnh, và sau đó các bệnh lý thoái hóa thần kinh lan truyền trong não và ảnh hưởng đến các khu vực khác gây ra những rối loạn như bệnh Parkinson”, Peever nói. “Rối loạn hành vi giấc ngủ REM thực ra là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất về sự khởi phát của bệnh Parkinson.”
Mặc dù những kết quả của Peever mới chỉ là sơ bộ và chưa được phản biện, nhưng chúng cũng khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Không may cho các bệnh nhân RBD, tỷ lệ mắc bệnh của họ là khá cao.
Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 bao gồm 44 bệnh nhân RBD, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có 82% trong số họ đã phát triển các rối loạn thần kinh trong vòng 10 năm được quan sát. Trong một báo cáo khác được công bố cùng năm nghiên cứu trên 26 bệnh nhân RBD thì có 80,8% trong số đó phát triển bệnh Parkinson hoặc chứng sa sút trí tuệ. Và một nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy 41 trong số 43 bệnh nhân RBD đã phát triển một loạt các rối loạn thần kinh.
Phần lớn các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh được gọi chung là teo đa hệ thần kinh (MSA) và một nghiên cứu vào năm 2007 đã cho thấy 100% các bệnh nhân MSA đều được chẩn đoán bị RBD.
Hiện nay, Peever nói rằng nghiên cứu của ông đã không chỉ củng cố thêm cho những tỷ lệ nói trên, mà còn giúp xác định những tổn thương của một nhóm tế bào trong não đã gây nên các rối loạn thần kinh.
“Chúng tôi đã quan sát được hơn 80% số bệnh nhân RBD cuối cùng sẽ phát triển các chứng rối loạn thần kinh, như bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ”, ông nói trong một thông cáo. “Nghiên cứu của chúng tôi đã gợi ý rằng những rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho những căn bệnh này trước khoảng 15 năm.”
Mặc dù vẫn cần thêm nghiên cứu để tìm hiểu chính xác điều gì đang diễn ra ở đây, nhưng ít nhất nó cũng cho chúng ta thấy rằng có những giấc mơ tệ hại cũng là một điều đáng lo ngại. Và đối với những ai không thể đấm, đá hay chạy nhảy... trong khi mơ, thì đây đúng là một tin mừng.
Tham khảo Sciencealert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng