Cột khói bốc lên từ vụ tấn công tháp đôi New York 17 năm trước có thể nhìn thấy rõ qua các vệ tinh của NASA.
Ngày này 17 năm trước, ngày 11/9/2011, ngày khủng bố tấn công và làm sập Tòa tháp đôi – biểu tượng của New York và nước Mỹ. Và những hình ảnh mới được NASA chia sẻ gần đây cho thấy một góc nhìn độc đáo và cũng đầy đau đớn của tấm bi kịch đó.
Hình ảnh của thành phố New York nhìn từ vệ tinh trên cao, được chụp vào buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2011.
Hình ảnh New York từ trên cao vào sáng ngày 11/9/2001.
Hình ảnh được dưới đây được chụp vào lúc 11h sáng ngày 12 tháng 9 năm 2011 (theo giờ địa phương), với khói vẫn bốc lên từ đống đổ nát của Khu vực Zero.
Ảnh chụp lúc 11h30 sáng ngày 12/9/2001 - gần một ngày sau cuộc tấn công và khói vẫn bốc lên.
Phi hành gia của NASA, Frank Culbertson là người Mỹ duy nhất có mặt trên trạm không gian ISS vào thời điểm cuộc tấn công, và những ngày tiếp theo đó, đã chia sẻ cảm xúc lúc đó của mình.
"Thật khủng khiếp khi thấy khói bốc lên từ vết thương của quê hương mình ở một vị trí quan sát hiếm hoi như thế này." Culbertson cho biết vào ngày 13 tháng 9 năm 2001.
"Việc phân chia con tàu không gian làm hai nửa, một nửa dành cho việc cải thiện cuộc sống trên trái đất, và một nửa còn lại chứng kiến cuộc sống đang bị phá hủy bởi những hành động kinh khủng, và ghê tởm như vậy đang gây ra rối loạn tâm lý, bất kể bạn là ai. Và nhận thức được rằng mọi thứ sẽ khác, khi chúng tôi được phóng vào không gian và lúc chúng tôi hạ cánh, là một chút bối rối."
Ảnh chụp vệ tinh khu vực Số Không vào ngày 11/9/2018.
Hiện nay công nghệ từng giúp NASA quan sát được các hình ảnh bi kịch này đang hỗ trợ nghiên cứu về các thảm họa thông qua chương trình Earth Science Disater Program.
Ví dụ, các vệ tinh NASA hiện đang cung cấp dữ liệu để dự báo thời tiết tại Trung tâm Bão Quốc gia khi cơn bão Florence lại gần nước Mỹ.
Và khi các vụ cháy rừng ở California đang thiêu rụi hàng trăm nghìn hecta đất rừng, NASA đã chia sẻ các hình ảnh từ không gian để giúp những nhà hoạch định lên kế hoạch thực hiện cứu hộ.
Chương trình được bắt đầu từ một thập kỷ trước, nhưng được mở rộng vào năm 2016, và nó không chỉ hỗ trợ trong các thảm họa tự nhiên.
Theo một bài đăng trên blog của chương trình: "Năm 2010, NASA đã đóng góp dữ liệu vệ tính và từ máy bay để theo dõi sự chuyển động của dầu loang từ vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở vịnh Mexico."
Thông qua sáng kiến này, NASA cho phép "phối hợp và hỗ trợ thông tin cho một loạt các sự cố toàn cầu." Bài đăng trên blog cho biết.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng