Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những khả năng cực kì lạ và thú vị của một số loài ếch.
Trong phần trước của bài viết, chúng ta đã biết đến những khả năng vô cùng đặc biệt của loài ếch được con người nghiên cứu và tìm cách ứng dụng trong cuộc sống. Trong những khả năng đặc biệt đó, chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng khả năng linh cảm động đất, chất giảm đau morphine hay khả năng thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên những khả năng đặc biệt của loài lưỡng cư này không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu trong phần hai của bài viết.
Chất keo đặc biệt
Trong hầu hết các môn thê thao vận động, các vận động viên đều phải đối mặt với nguy cơ bị rách dây chằng. Đây là một trong những chấn thương phổ biến nhất và không may là chỉ có chưa tới 10 phần trăm số đó có thể được chữa lành hoàn toàn với kỹ thuật (chủ yếu là khâu) hiện nay. May mắn thay, loài ếch có thể là một câu trả lời cho vấn đề này.
Loài ếch Holy Cross hoặc một số nơi còn gọi chúng là cóc cây thánh giá là một loài có cơ thể khá tròn trịa, thường có màu xanh lá hoặc chanh vàng cùng những đốm đen. Do sinh sống trong môi trường sa mạc, để sinh tồn, chúng sống dưới lòng đất 9 tháng trong một năm và chỉ ra khỏi đất khi trời mưa. Và thức ăn của chúng thường là những côn trùng nhỏ… Chúng đã tiến hóa để có được một phương thức tồn tại, đó là khi bị các côn trùng đậu lên hoặc cắn, một chất keo khô nhanh sẽ được tiết ra khỏi da chúng. Các con côn trùng nhỏ sẽ không thể thoát ra và bị dính ở đó, và loài ếch này sẽ nhàn nhã lột da và ăn những gì mắc kẹt trên da mình.
Loại keo khô nhanh ày có thể là câu trả lời cho rất nhiều vấn đề của các bác sĩ. Nếu có thể tách được loại chất này ra khỏi da ếch thì việc phẫu thuật dây chằng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng, Phần lớn các loại keo không thể đưa vào cơ thể con người được vì chúng rất độc. Nhưng keo của loài ếch holy cross thì lại không hề độc và có năng lực kết dính rất mạnh. Nó sẽ khô trung bình trong khoảng thời gian là 30 giây. Theo như tiến trình phát triển của y học hiện đại, có lẽ chúng ta sẽ nhanh chóng có thể chiết xuất loại keo này từ loài ếch để phục vụ con người.
Kháng khuẩn
Nhiều thế khỉ trước , có một truyền thống thú vị ở Nga chỉ ra rằng chúng ta nên ném một con ếch vào sữa của mình để tránh cho sữa bị hỏng. Giờ đây ở thời hiện đại, nhiều người tin rằng đây chỉ là một câu chuyện hư cấu. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Moscow, dẫn đầu là nhà hóa học hữu cơ Tiến sĩ Albert Lebedev, đã chỉ ra rằng có thể có một số lợi ích khi làm điều này, tất nhiên sau đó bạn sẽ được uống loại sữa từng bị ếch ghé thăm.
Trong năm 2010, các nhà khoa học từ trường Đại học tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã thông báo rằng các chất tiết ra từ da của ếch có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Sử dụng các loài vật có nguồn gốc từ các nước châu Phi, các nhà khoa học đã nghiên cứu các hợp chất đến từ ếch, như peptide kháng khuẩn và một chuỗi các axit amin. Sau khi cô lập các hợp chất này, họ bắt đầu thử nghiệm khả năng chống lại vi khuẩn nhiễm trùng. Ví dụ như "Iraqibacter", một loại bệnh lây nhiễm bởi vi khuẩn kháng thuốc đáng sợ từng tấn công các thương binh ở Iraq, có thể sẽ bị đẩy lùi nhờ một hợp chất được tìm thấy trong da của loài ếch chồn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Các chất tiết ra từ loài ếch có thể sẽ có khả năng chống lại các nhiễm trùng da tụ cầu khuẩn MRSA nổi tiếng.
Năm 2012, các nhà khoa học đến từ Đại học quốc gia Moscow đã quyết định tiến một bước xa hơn bằng cách phá vỡ các hợp chất và nghiên cứu các peptide riêng lẻ. Trong một nghiên cứu mang tên "Thành phần và hoạt động kháng khuẩn của chất Peptidome trên da của loài ếch nâu Nga" được xuất bản trong tạp chí Journal of Proteome Research số tháng 11/2012, các nhà khoa học đã sử dụng loài ếch nâu của Nga (loài ếch này có thể ăn được và được xem là một món ăn), họ đã chiết xuất các chất bằng cách áp dụng các điện cực
Kết quả là các nhà khoa học đã chiết xuất được một cốc gồm 76 hỗn hợp liên kết peptide khác nhau. Michael Zasloff, hiện là giáo sư tại Đại học Georgetown, nhưng trước đây là một nhà nghiên cứu tại Viện Y tế quốc gia cho biết: "Điều đáng kinh ngạc là mỗi con ếch lại cho ra một loại chất khác nhau. Tất cả các chất đều khác nhau, và điều thú vị là chúng giúp chống lại các vi khuẩn mà các loài vật phải đối mặt". Mặc dù kết quả rất hứa hẹn, song nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ lợi ích thực tế. Chẳng hạn, Jun O. Liu, một giáo sư dược học tại trường Đại học Y khoa Johns Hopkins, đã nêu trong tài liệu tham khảo về các chất "kháng sinh kỳ diệu" của tự nhiên rằng: "Có các chất tự nhiên mang lại hiệu quả rất tốt trong phòng thí nghiệm nhưng sau đó khi áp dụng cho con người nó lại hoàn toàn không hoạt động hoặc lại trở nên độc hại"
Mặc dù tất cả những điều này có thể hoặc không hữu ích gì cho con người, song bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước người Nga dường như đã áp dụng phương pháp đưa ếch vào trong sữa để giúp sữa không bị chóng hỏng và thành công.
Khả năng nghe
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một vũ trường sôi động nơi cực kì ồn ào nhưng vẫn rất mong muốn được nói chuyện và vui đùa. Chắc hẳn là bạn sẽ phải gào lên để bạn mình nghe và ghé thật sát tai để nghe người khác nói. Tuy nhiên, nếu bạn là một chú ếch tai lõm (Odorrana tormota) thì bạn sẽ không phải vất vả như vậy bởi khả năng nghe của loài ếch này rất tuyệt vời.
Những chú ếch này có khả năng điều chỉnh tai với tần số cụ thể, tai của chúng giống như một kênh radio có tác dụng loại các tạp âm có bước sóng ngắn. Chúng là loài động vật duy nhất cho đến thời điểm này có khả năng bẩm sinh kiểm soát những tần số âm thanh mà chúng nghe thấy bằng cách đóng mở các bộ phận của tai. Phát hiện này bác bỏ tất cả những gì chúng ta đã biết về hệ thống thính âm của ếch. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng loài ếch nhỏ sống gần những dòng suối chảy siết và các thác nước ồn ào đã thích nghi với môi trường sống ồn ào bằng cách lọc các tạp âm khi chúng muốn nghe tiếng gọi của bạn tình hoặc tiếng kêu của kẻ thù. Ếch có tai lõm là loài động vật lưỡng cư duy nhất có khả năng tạo ra tiếng kêu siêu âm có sóng âm cao hơn mức độ giới hạn nghe thấy của con người. Tính đến nay mới chỉ có dơi và cá heo được cho rằng có khả năng đặc biệt này.
Các nghiên cứu tiếp theo về khả năng thính giác của loài động vật lưỡng cư này chỉ ra rằng màng nhĩ của ếch cũng rung lên một số lần để đáp lại các siêu âm. Điều này đã khiến cho nhóm nghiên cứu bất ngờ bởi vì tất cả các loài ếch khác có màng nhĩ luôn đáp lại các kích thích âm thanh bằng một cách giống nhau.
Thu nước từ không khí
Là một loài lưỡng cư, mặc dù có thể sống trên cạn nhưng ếch vẫn rất cần môi trường nước. Chúng có thể sống trên cạn nhưng không phải trong cả đời, chúng thực sự cần những nơi ẩm ướt để không bị khô và ướt. Tuy nhiên loài ếch cây ở Úc (Litoria caerulea) lại sống ở sa mạc – nơi có thể cả tháng hoặc lâu hơn mới có một trận mưa. Vậy, chúng lấy nước ở đâu để uống ?
Về cơ bản thì chính là ở trong không khí. Sa mạc trở nên lạnh vào ban đêm, vì vậy những chú ếch sống trong cây rỗng vào ban ngày đã đi ra ngoài buổi tối sau đó lại trở về chiếc tổ ấm áp của mình để gây ra ngưng tụ tạo nước. Sau đó, chúng sẽ uống nước đã ngưng tụ trên da mình. Động vật máu nóng bình thường không thể thực hiện được điều này vì dù ở môi trường nào chúng cũng luôn duy trì một nhiệt độ ổn định nhưng loài ếch là động vật máu lạnh nhiệt độ thay đổi theo môi trường xung quanh nên đã tạo ra hiện tượng trên. Các nhà nghiên cứu đã đo được lượng nước chúng tạo ra nhờ phương pháp này, nó vào khoảng 1% trọng lượng cơ thể chúng.Nếu con người cũng có khả năng vậy thì một người đàn ông nặng khoảng 90kg trong trường hợp này sẽ tắm trong gần 1kg mồ hôi.
Theo listverse
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng