Những kỹ năng cần thiết giúp thoát nạn trong đám cháy

    TVD,  

    (GenK.vn) - Những kỹ năng cần thiết có thể cứu sống bạn và những người khác trong một đám cháy.

    Vụ cháy khu vui chơi Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới đây khiến 6 người thiệt mạng, một lần nữa nhắc nhớ lại kỹ năng thoát hiểm trong các vụ cháy mà ai cũng nên nhớ, không chỉ cho mình mà còn để cứu người khác.

     

    Thực tế, nguyên nhân nghẹt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao hơn, nhanh hơn bị phỏng và cháy. Vì vậy hãy di tản nhanh chóng ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là phải cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn luôn bay lên cao. Đôi lúc, người phải bò dưới sàn khi lượng khói tập trung nhiều để khỏi bị ngạt.

     

    Để chống nhiễm khói, mọi người cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

    chayno99-1351562889_500x0.jpgchayno8-1351562889_500x0.jpg

    Một yếu tố quan trọng để con người còn sống sót khi hỏa hoạn xảy ra là phải thật sự bình tĩnh và nhanh nhẹn thực hiện theo đúng phương pháp, kỹ năng thoát nạn.

    Khi bị kẹt trong đám cháy, khói của đám cháy đang tràn vào từ các cửa và hành lang, chúng ta phải nằm xuống sàn nhà cách nơi khói đang tràn vào cách xa càng tốt, dùng khăn thấm nước che mặt, đóng hết các cửa lớn và cửa sổ lại để cô lập đám cháy. Nếu có  khói, lửa đang lan đến gần, phải dùng vải, quần áo chèn vào các khe hở để không có khói, lửa tràn nhanh vào nhà sau khi sử dụng bình chữa cháy cố gắng khống chế đám cháy.

    chayno10-1351562889_500x0.jpgchayno12-1351562889_500x0.jpg

    Nếu thấy an toàn để thoát than và có một cửa lớn đang đóng, trước khi thoát ra bằng lối đó phải kiểm tra độ nóng của cửa bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Không mở cửa nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Nếu thấy cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Nếu thấy có lửa và khói phía bên kia thì đóng cửa lại ngay lập tức đồng thời chèn kỹ các khe hở không cho khói, lửa lan vào phòng. Nếu không có lửa và khói tiến đến thì nhanh chóng thoát ra ngoài đồng thời đóng cửa lại nhưng không được khóa cửa. Trên đường thoát nạn tìm mọi cách báo động cho mọi người cùng thoát nạn an toàn.

    Khi bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt nếu có thể, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không được nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động. Khi  thấy người khác bị cháy, hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại. Dùng chăn, mền, quần áo choàng lên người để dập tắt lửa.

     

    Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột: (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc).

    - Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

    - Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

    - Giật chốt hãm kẹp chì.

    - Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.

    - Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.

    - Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

    - Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

    - Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.

    - Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát

    - Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.

    - Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày