(Genk.vn) - Những cây nấm kỳ lạ có khả năng phát sáng, chảy máu, cực độc và hình dạng khác thường để có thể thích nghi với môi trường sống đầy rẫy nguy hiểm.
1. Nấm não Gyromitra esculenta
Loại nấm giống như mộc nhĩ có tên khoa học là Guromitra esculenta mọc nhiều châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng thường nảy mầm trong đất cát dưới tán cây tùng bách vào mùa xuân và đầu hè. Mũ nấm gáp nếp như bộ não màu nâu sẫm có thể đạt chiều cao 10 cm và rộng 15 cm.
Mặc dù độc tố khá nguy hiểm nếu ăn sống nhưng chúng được coi là loại thực phẩm phổ biến vùng Đông Âu và cư dân Ngũ Hồ Bắc Mỹ. Loại nấm này bị cấm lưu hành ở Tây Ban Nha, các gói nấm đem bán phải có chỉ dẫn sử dụng rõ ràng vì đôi khi được luộc qua thì chất độc cũng không thể tan hết.
2. Nấm chảy máu Hydnellum pecki
Nấm chảy máu được tìm thấy ở trong rừng lá kim Bắc Mỹ, ngày nay chúng đã xâm lấn sang châu Âu, Hàn Quốc, Iran. Những chất lỏng màu đỏ như máu thoát ra qua các lỗ nhỏ trên mũ nấm như một kiểu bài tiết đặc biệt của loài nấm này.
3. Nấm trứng Calvatia gigantea
Với kích thước bằng một quả bóng đá, nấm trứng đạt kỷ lục về loại nấm khổng lồ nhất trong tự nhiên. Nhiều cá thể còn đạt kích thước tới 1,5 mét nặng 23 kg. Đại đa số chúng có dạng hình cầu khi tới tuổi trưởng thành và không thể thấy được thân nấm vì phần mũ khổng lồ quá nặng đến mức không một kiểu thân nào nâng đỡ nổi.
4. Nấm xì gà Chorioactis geaster
Tên gọi của nọi nấm này bắt nguồn từ hình dạng giống chiếc xì gà lớn khi còn non và chúng chỉ tách thành ngôi sao nhiều cánh để phát tán bào tử vào mùa sinh sản. Chúng là một trong những loại nấm quý hiếm chỉ mọc ở vùng trung tâm Texas, một số nơi ở Nhật Bản. Nấm xì gà được phát hiện do âm thanh như tiếng húyt sáo mỗi khi chúng giải phóng bào tử vào môi trường.
5. Nấm xanh Entoloma hochstetteri
Nấm xanh phát triển mạnh ở New Zealand và Ấn Độ. Ở giai đoạn bào tử, nấm con có màu đỏ sau đó chuyển dần sang màu xanh da trời khi đạt kích thước lớn hơn. Thứ màu sắc mà loại nấm này sở hữu có thể là một tín hiệu mời gọi côn trùng tới để phát tán bào tử giống như sự thụ phấn nhờ sâu bọ của hoa. Chúng là một trong 6 loại nấm bản địa của New Zealand và không thể ăn được.
6. Nấm Mutinus caninus
Nấm Mutinus có một hình dạng khá nhạy cảm khiến nhiều người đỏ mặt. Chúng thường được tìm thấy trên những mảnh gỗ vụn, lá rụng vào mùa hè thu ở châu Âu hoặc Đông Bắc Mỹ. Tuy nhiên, với vẻ ngoài quái dị thế này chúng hoàn toàn không thể ăn được nhưng có theo dân địa phương thì bào tử của chúng lại không hề độc hại.
7. Nấm đèn lồng
Ngoài tên nấm đèn lồng, loại nấm Amanita muscaria còn mệnh danh là Lửa cáo vì ánh sáng đỏ nhè nhẹ mà chúng phát ra giống màu cam như đuôi cáo. Bằng mắt thường, người ta cũng có thể phát hiện ra ánh sáng của loại nấm này nên nhất định không được ăn nhầm. Chất độc trong nấm lửa cáo đủ giết chết bạn chỉ trong vài phút.
8. Nấm cầu mây Clathrus ruber
Là loại nấm dạng lưới như quả cầu mây hình tròn, rỗng ruột. Thức ăn ưa thích của chúng là đám mục, gỗ đang phan hủy, sống chủ yếu ở Châu Âu. Ban đầu bào tử có dạng quả cầu màu trắng được bao bọc bởi một màng mỏng có chất nhờn chứa nhiều canxi có chức năng bảo vệ phần bên trong cây nấm non. Gặp điều kiện ẩm ướt sẽ tự vỡ để phát triển thành cấu trúc dạng cầu kích thước lên đến 20 cm màu sắc rực rỡ đỏ, cam và hồng.
Đẹp như vậy, nhưng loại nấm này lại bốc ra một múi không mấy dễ chịu thu hút ruồi muỗi và côn trùng tới phát tán bào tử và một phần cũng ngăn cản chúng bị loài khác ăn mất.
Theo Tạp chí Đông Nam Á
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đích thân "nhá hàng" smartphone màn hình gập ba đầu tiên, sẽ ra mắt trong năm nay
Chiếc Galaxy gập ba sẽ sớm được Samsung trình làng trong năm nay, tuy nhiên mức giá có thể sẽ vô cùng đắt đỏ.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng