Có những lời nguyền được kích hoạt do con người xâm phạm sự yên nghỉ của người khác.
Từ cổ chí kim, chúng ta luôn bị hấp dẫn bởi những thế lực tâm linh huyền bí. Cho đến bây giờ khoa học đã giải thích được một số nhưng cũng còn rất nhiều bí ẩn mà chúng ta không giải đáp được. Những lời nguyền cổ xưa là một khía cạnh được tìm hiểu rất nhiều. Chúng ta cũng không thể biết được chúng có thật hay không khi hay chỉ là do mê tín dị đoan. Tuy nhiên lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp lời nguyên có những chuyện xảy ra trùng hợp một cách đáng kinh ngạc như lời nguyền Tutankhamun hay vài chuyện tương tự. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp đến các bạn những lời nguyền nổi tiếng nhất lịch sử. Và tất nhiên lý do cho sự nổi tiếng của chúng là bởi có vẻ như chúng có thực.
Lời nguyền của người băng Ötzi
Xác ướp của người băng Ötzi được phát hiện vào năm 1991ở dãy Alps Ötztal vùng biên giới Áo – Ý. Thi thể đó được chính quyền Áo đưa tới Innsbruck, nơi niên đại thực sự của nó đã được khám phá. Hiện nay, người băng được trưng bày tại Nam Tyrol trong Bảo tàng khảo cổ học ở Bozen-Bolzano, Italy
Theo giám định, thi thể này có niên đại lên tới 5300 năm và tại thời điểm chết, xác ướp Ötzi cao khoảng 160 cm, từ 40 đến 53 tuổi theo ước tính. Một số nhà báo đã lưu ý về cái chết của nhiều người liên quan tới việc khám phá xác ướp và tìm cách liên kết nó với một lời nguyền của người băng Ötzi
Rainer Henn – nhà nghiên cứu pháp y, cũng là một trong những người kiểm tra Otzi đầu tiên chết trong một tai nạn ô tô chỉ một năm sau khi khám nghiệm. Vụ tai nạn xảy ra khi ông đang đi tới một cuộc họp về việc nghiên cứu xác ướp Otzi. Tiếp đến là Kurt Fritz, nhà leo núi đã dẫn Rainer Henn tới Otzi, ông này thiệt mạng trong một vụ lở tuyết không lâu sau khi Henn qua đời. Ngoài ra còn có cái chết của các nhân vật liên quan. Rainer Holz - nhà làm phim tài liệu về quá trình đưa xác ướp ra khỏi lớp băng qua đời vì u não. Nhà khảo cổ học Konrad Spindler là trưởng nhóm nghiên cứu xác ướp Otzi và ông chết vì bệnh đa sơ cứng. Helmut Simon, người tìm ra Otzi chết tại dãy núi Alps, không xa nơi tìm thấy xác ướp này. Dieter Warnecke, người đứng đầu đội cứu hộ tìm ra xác của Simon, qua đời vì một cơn đau tim chỉ vài giờ sau khi tang lễ của Simon.
Những điều trên có vẻ đã gây ra hiệu ứng không nhỏ xung quanh xác ướp băng này. Tuy nhiên cũng rất có thể đây chỉ là một sự trùng hợp không hơn không kém.
Lời nguyền của Tutankhamun
Bản thân cái chết của vị vua trẻ này cũng đã được đưa ra nhiều giả thuyết và tranh cãi tuy nhiên điều khiến người ta nhớ nhất khi nghĩ đến ông ta vẫn là vấn đề đã xảy ra sau khi lăng mộ này được khai quật năm 1922. Truyền thuyết kể rằng bất cứ ai dám mở nắp quan tài sẽ phải chịu đựng sự báo thù và trừng phạt của xác ướp.
Nhà Ai Cập học Howard Carter và quận công Carnarvon tiến hành khai quật ngôi mộ để phô trương trên toàn thế giới trong năm 1922. Tuy nhiên, số phận kỳ lạ đã xảy ra với những người đã bước vào hầm mộ. Vài tháng sau khi quan tài được bật nắp, thảm kịch bắt đầu trút xuống. Quận công Carnavon, 57 tuổi bị ốm nặng và qua đời chỉ trong vài ngày. Nguyên nhân chính xác của cái chết vẫn còn là một bí ẩn, dù cho khoa học hiện đại tin rằng ông đã bị một loài côn trùng độc cắn. Thời điểm ông chết, toàn thành phố Cairo mất điện. Một vài giờ sau khi ông chết, ở Anh, con chó Susie yêu quý của ông cũng tru lên một tiếng rồi chết. Kỳ lạ nhất là khi xác ướp của vua Tutankhamun được gỡ lớp vải quấn vào năm 1925, người ta phát hiện thấy trên má trái của đức vua có một vết thương ở vị trí chính xác như vết cắn côn trùng trên má của Carnavon.
Cho đến năm 1929 đã có 11 người chết trong đoàn khai quật lăng mộ, họ đều chết vì những lý do rất khó hiểu. Kế toán của đoàn - George Jay Gould qua đời vì một cơn sốt vào thời điểm sáu tháng sau khi tới lăng mộ. Woolf Joel - một triệu phú Nam Phi đã bị sát hại một vài tháng sau khi chuyến viếng thăm. AC Mace, một thành viên của nhóm khảo cổ đã bị chết bởi ngộ độc asen. Thư ký riêng của Carter đã được tìm thấy chết ngạt trong giường của mình trong năm 1929.
Tuy nhiên trong đoàn cũng có nhiều thành viên khác vẫn sống bình thường và khỏe mạnh. Một giả thuyết được đưa ra là nhiều người chết do họ đã nhiễm khuẩn có trong lăng mộ.
Lời nguyền lăng mộ Timur
Timur hay còn gọi là lãnh chúa Tamerlane là người khai sinh ra đế chế Timur. Ông ta rất giỏi, dũng mãnh và đam mê nghệ thuật nhưng nổi tiếng hơn với tư cách là một bạo chúa giết người máu lạnh. Phương pháp cai trị của Timur rất tàn bạo và độc ác, đã khiến cho hàng triệu người phải chịu đau thương và khổ cực suốt đời. Theo ước tính 17 triệu người đã thiệt mạng trong đế chế của ông.
Năm 1941, Joseph Stalin đã gửi một nhóm các nhà khảo cổ đến khai quật ngôi mộ của Timur ở Samarkand , Uzbekistan. Tương truyền có lời nguyền khắc trên mộ của ông rằng : ai mở ngôi mộ ông ta sẽ mang chiến tranh khủng khiếp đến quê hương kẻ đó. Nhà sử học Nga Gerasimov khai quật ngôi mộ Timur vào ngày 19/06/1941 và chỉ vài ngày sau đó phát xít Đức bắt đầu tấn công vào nước Nga. Ước tính có 26 triệu người chết trong trận chiến này. Năm 1942, Stalin đã ra lệnh đóng cửa lăng mộ này theo nghi thức hồi giáo . Ngay sau đó, quân đội Đức đã phải đầu hàng ở Stalingrad.
Cho đến bây giờ vẫn còn rất nhiều lời đồn đoán cho rằng lời nguyền này là có thật.
Lời nguyền từ viên kim cương Hope
Vào năm 1642, một thương gia, nhà vận chuyển kim cương-kiêm nhà thám hiểm, phiêu lưu mạo hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier đến Ấn Độ và sở hữu được viên kim cương xanh trong một chuyến đi buôn tại Ấn Độ. Người ta kể rằng Tavernier đã móc viên đá quý trên khỏi một trong những con mắt trên tượng thần Sita, và do hành động báng bổ thánh thần đó, ngay sau khi dâng và bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ trong một chuyến đi khác, có tin cho rằng ông bị một bầy chó xé xác. Nhưng đó chỉ là tin đồn vì Tavernier trở về Pháp và bán viên ngọc cho vua Louis XIV, ông trở nên giàu có và an hưởng tuổi già tại Nga. Trong suốt quãng thời gian những năm sau đó, viên kim cương này đã được vua Louis XIV cho đẽo gọt và là bảo vật của nước Pháp.
Tuy nhiên kể từ khi viên kim cương rơi vào tay vua Louis XVI, đã có những chuyện không hay xảy ra. Vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette đã bị chặt đầu tại cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Viên kim cương đã bị đánh cắp và được tìm thấy ở London.
Sau một thời gian lưu vong không rõ tung tích, vên kim cương đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha vào năm 1800. Trong thời gian gia công nó, viên kim cương bị đánh cắp bởi chính con trai người thợ, ông ta chết trong đau khổ và người con trai cũng tự sát sau đó không lâu. Sau khoảng thời gian biến cố đó, viên kim cương rơi vào tay Henry Philip Hope - chủ một gia đình quý tộc người Anh vào năm 1813 và được gọi là “Kim cương Hope” từ đó. Lời nguyền của viên kim cương này tuy không linh ứng với Henry Hope, nhưng giáng đòn khốc liệt lên con cháu ông này là Ngài Francis Hope. Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản, người vợ chạy theo đối thủ của chồng còn Francis chết trong cảnh nghèo đói.
Kim cương "Hope" tiếp tục được qua tay từ hoàng tử Nga Kanitowsk- người bị giết bởi cách mạng tới diễn viên người Pháp Lorens Ladue - người đã chết ngay trên sân khấu. Chủ sở hữu người Hy Lạp là Simon Montharides cùng gia đình đã qua đời sau một vụ tai nạn ôtô khi đâm xe vào vách đá. Kể cả nhà vua Thổ Nhĩ Kì Sultan Abdul-Hamid II người sở hữu viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị truất ngôi năm 1909. Tiếp đó, Evalyn Walsh McLean mua đá trong năm viên kim cương vào năm 1912, con trai bà đã bị giết chết trong một tai nạn xe hơi, con gái tự tử và chồng bỏ theo người khác (ông ta cuối cùng đã chết trong một bệnh viện tâm thần ). Bảo tàng quốc gia Smithsonian đã mua viên kim cương Hope vào năm 1958. Khi nó được chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bởi James Todd, ông đã gãy chân vì bị xe tải đâm, vợ ông qua đời sau cơn đau tim, căn nhà của ông ta cũng bị cháy rụi sau đó.
Lời nguyền lên đội Chicago Cubs
Lời nguyền áp đặt lên đội bóng chày Chicago Cubs xuất hiện vào năm 1945. Billy Sianis, một người nhập cư gốc Hy Lạp có 2 tấm vé 7,2 USD xem trận Game 4 của World Series giữa Chicago Cubs và Detroit Tigers và ông quyết định đem theo chú dê Murphy yêu quý của mình đi theo. Ông chủ khoác cho Murphy một tấm vải có đề dòng chữ “Chúng tôi có chú dê của Detroit” trên người. Sianis và Murphy được cho phép vào sân vận động Wrigley Field và thậm chí họ đã đi vòng quanh sân trước trận đấu. Tuy vậy, người chỉ chỗ trong sân vận động đã can thiệp và dẫn 2 người đi ra khỏi sân. Sau cuộc tranh cãi nảy lửa, Sianis và chú dê mới được quay trở lại chỗ ngồi. Trước khi trận đấu kết thúc, họ lại bị đuổi ra một lần nữa theo lệnh của ông chủ đội Cubs, Philip Knight Wrigley, do chú dê tỏa ra mùi rất khó chịu.
Bởi vì người của đội Cubs đã xúc phạm chú dê nên chủ của nó tức giận và buông ra một tràng nguyền rủa rằng Cubs sẽ không bao giờ giành chức vô địch hoặc được chơi ở một trận ở giải World Series tại sân Wrigley Field nữa. Kết quả là Cubs thua thảm hại trong trận Game 4, trong khi đó Sianis hả hê viết lên sân Wrigley bằng tiếng Hy Lạp “Giờ thì ai bốc mùi nào?”.
Năm sau, Cubs về thứ 3 tại giải National League và chỉ lẹt đẹt ở giải hạng 2 quốc gia trong 20 năm liên tiếp. Chuỗi đen đủi cuối cùng chấm dứt vào năm 1967, khi Leo Durocher trở thành quản lý của câu lạc bộ.
Cho đến bây giờ lời nguyền này vẫn được tương trền nhưng đối với nhiều người đây chỉ là sự mê tín
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng