Chạy bộ là hoạt động thể dục được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể chạy bộ được, vậy những người nào không nên chạy bộ?
- Đôi giày GEL-KAYANO™ 31 của ASICS nâng tầm trải nghiệm cho các tín đồ chạy bộ
- Trải nghiệm nhanh Garmin Forerunner 165: Thêm lựa chọn "ngon - rẻ" cho hội mê chạy bộ
- Tai nghe chống ồn “Pro” của Redmi giá chưa đến 2 triệu, nhiều tính năng hay, hợp với hội chạy bộ vì tính năng này
- ASICS nâng hiệu suất cho các tín đồ chạy bộ chuyên nghiệp
- Tại sao người ngoài nhìn vào thấy chạy bộ là "hành xác", còn người chạy thì lại rất vui vẻ?
Người béo phì
Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn, chạy bộ có tác dụng giảm cân rất tốt, vì vậy những người thừa cân thường chọn chạy bộ là bài tập ưu tiên để bắt đầu quá trình giảm cân của mình. Tuy nhiên, bác sĩ thường không khuyến khích người béo phì tập chạy bộ.
Điều này là do khi chạy bộ, đôi chân của chúng ta sẽ phải chịu áp lực của toàn cơ thể, với người béo phì áp lực này lớn hơn nhiều. Nếu duy trì trong thời gian dài thì áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ dồn nén xuống đôi chân, gây ảnh hưởng xấu tới xương khớp, đặc biệt là khớp gối.
Các huấn luyện viên khuyến cáo người béo phì cần thận trọng khi chạy bộ và nên bắt đầu với cường độ thấp, quãng đường ngắn và tăng dần theo thời gian.
Người mắc bệnh tim mạch
Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên có thể phòng chống và cải thiện các bệnh về tim mạch. Nhưng chạy bộ lại là nguyên nhân khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao, điều này rất nguy hiểm với những người bị bệnh tim mạch.
Ba nhóm người mắc bệnh tim mạch có các triệu chứng sau đây tuyệt đối không nên chạy bộ:
- Người từng có cơn đau tức tim trong vòng 2 tháng trở lại đây.
- Người chỉ làm việc nhà nhẹ hoặc lên một tầng cầu thang cũng tức ngực, thở dốc.
- Người từng có những cơn đau tức tim trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Ngoài ra, các biến cố về tim mạch vẫn có thể xảy ra với những người tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập đột ngột. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người mắc bệnh tim mạch khi chạy bộ hãy nhờ tới sự tư vấn của chuyên gia và lên lộ trình tập luyện khoa học, vừa sức.
Người bị thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giúp giảm xóc. Khi bạn chạy liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng và triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của người bệnh.
Những người mắc chứng bệnh này trước khi chọn chạy bộ hay đến và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định hợp lý nhất, đừng mù quáng về những tác dụng của chạy bộ mà không tìm hiểu, khiến căn bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Người bị tiểu đường
Người bị bệnh đái tháo đường đã tiêm insulin thì không được chạy bộ trong trạng thái đói bụng để tránh hạ đường huyết.
Thậm chí, người tiểu đường nặng chưa tiêm insulin hoặc đang sốt cao do viêm nhiễm cũng không được chạy bộ. Khi đó, lượng insulin trong máu hạ thấp, phải dùng năng lượng từ tế bào lipid để bổ sung, làm bài tiết ra rất nhiều ketal, dễ dẫn đến ngộ độc máu.
Người có các vấn đề về giấc ngủ
Chạy bộ đêm quá sức có thể gây hưng phấn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ; sau đó còn ảnh hưởng đến công việc, học tập ngày hôm sau. Do đó, đối với những người có vấn đề về giấc ngủ, chạy đêm không phù hợp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng