Để tạo ra những kiệt tác trên màn ảnh lớn, đạo diễn Christopher Nolan đã áp dụng rất nhiều nguyên tắc kỳ lạ trong quy trình làm việc của bản thân.
- Nín thở với hành trình chế tạo bom nguyên tử trong trailer Oppenheimer, bom tấn tiếp theo của đạo diễn Christopher Nolan
- Những bộ phim khiến đạo diễn thiên tài Christopher Nolan cũng phải mê đắm
- Công bố trailer đầu tiên của 'Oppenheimer', bom tấn tới từ đạo diễn lừng danh Christopher Nolan
- Đạo diễn Christopher Nolan lý giải tại sao mình không dùng smartphone và email
- Chịu chơi như Christopher Nolan: Mua hẳn 1 chiếc máy bay Boeing về quay cảnh cháy nổ cho chân thật, khỏi cần CGI
Christopher Nolan là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất hiện nay, với tên tuổi cực kỳ có sức hút với nhiều ngôi sao lớn của Hollywood. Theo thống kê của The Numbers, kho phim đồ sộ của Nolan, với hàng loạt bom tấn như Inception, Interstellar hay bộ 3 phim Dark Knight, đã mang về 4 tỷ USD doanh thu phòng vé, con số đáng mơ ước với bất kỳ đạo diễn nào khác trên thế giới.
Với tầm vóc vĩ đại như vậy, rõ ràng không phải diễn viên nào cũng có cơ hội được làm việc cùng Nolan và xuất hiện trong các dự án của công. Tuy nhiên, ngay cả những người đã may mắn qua vòng thử vai cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt, hay những thói quen có phần “khác người” của vị đạo diễn tài ba nhất nhì Hollywood này.
Không được phép sử dụng thuốc lá và điện thoại di động
Trong 1 buổi phỏng vấn với Esquire vào năm 2017, Christopher Nolan từng chia sẻ: “Tôi bắt đầu sản xuất phim từ cái thời mà không ai sử dụng điện thoại khi ở trên phim trường, khi mà người ta coi việc dùng điện thoại là thiếu chuyên nghiệp. Điện thoại sẽ khiến chúng ta mất tập trung, và mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều khi không có chúng. Ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng nó sẽ giúp họ tập trung hơn vào nhiệm vụ của mình. Ai cũng hiểu điều này, và có không ít đội ngũ sản xuất đã phải cảm ơn nguyên tắc của tôi”.
Không những vậy, Nolan còn tin rằng khi sử dụng điện thoại trong quá trình làm việc, dù chỉ là để gọi điện hay nhắn tin, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ tập trung: “Họ không nhận ra bản thân đã tốn năng lượng để trò chuyện điện thoại. Trong 1 môi trường đòi hỏi sự sáng tạo, bạn không được phép xao lãng. Bạn không thể vừa nhắn tin cho ai đó mà vẫn có thể tập trung vào những gì đang diễn ra trên phim trường”.
Kelly Bush Novak, người đại diện của Nolan từng chia sẻ rằng: “Chỉ có 2 thứ bị cấm tuyệt đối trên phim trường, đó là điện thoại di động (không phải lúc nào cũng hiệu quả) và thuốc lá (rất hiệu quả)”. Với những vai diễn cần phải hút nhiều thuốc, ví dụ như Robert J. Oppenheimer (Cillian Murphy) trong Oppenheimer, hay những binh sĩ trong Dunkirk, thì hành động này chỉ được nằm trong giới hạn của khung hình. Một khi Nolan hô “cắt”, các diễn viên tốt hơn hết nên chạy ngay đến nơi đặt gạt tàn hoặc thùng rác để dập thuốc.
Nolan rất thích “hack não” diễn viên
Những bộ phim với kịch bản lắt léo vốn đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên tên tuổi và thương hiệu cho Christopher Nolan. Tuy nhiên, không chỉ khán giả, mà ngay cả các diễn viên cũng phải cảm thấy rối não với ý tưởng và cách viết kịch bản của vị đạo diễn này.
Chia sẻ với IndieWire vào năm 2020, Guy Pearce, “Leonard Shelby” của Memento, đã chia sẻ những cảm xúc đầu tiên khi đọc kịch bản của bộ phim này: “Tôi cảm thấy lối viết (của Nolan) khá cầu kỳ. Điều mà tôi thực sự cảm nhận được là hành trình cảm xúc của nhân vật. Với 1 diễn viên, đó là thứ cần thiết nhất để tôi làm tốt công việc của mình. Còn những chi tiết khác chỉ thực sự trở nên rõ ràng hơn khi tôi trực tiếp làm việc cùng Nolan”.
Tương tự, Leonardo DiCaprio, người đã từng kinh qua nhiều dạng kịch bản khác nhau trong hành trình sự nghiệp lẫy lừng của mình, cũng phải chào thua trước cốt truyện quá “xoắn não” của Inception. “Chuyện gì đã xảy ra ư? Tôi chịu thôi”, nam diễn viên đình đám từng chia sẻ trong 1 chương trình podcast năm 2020, “Đôi khi, chỉ cần tập trung vào nhân vật của bản thân là đủ rồi”.
Ưu tiên hiệu ứng thực tế, cực hạn chế kỹ xảo điện ảnh
Christopher Nolan nổi tiếng là một đạo diễn theo trường phái “old-school”, có nghĩa là với ông, nếu những cảnh quay nào có thể thực hiện được với hiệu ứng thực tế thì sẽ tuyệt đối không sử dụng đến sự hỗ trợ của máy tính. Điều này đã góp phần lớn trong thành công của hàng loạt bom tấn mà Nolan từng sản xuất, mang đến cho khán giả trải nghiệm chân thực và cực kỳ mãn nhãn.
Ví dụ, trong dự án TENET, Nolan đã thực hiện những cảnh quay “tua ngược thời gian” một cách hoàn toàn thủ công. Các diễn viên sẽ phải học cách di chuyển, chiến đấu, và toàn bộ những động tác khác một cách ngược lại so với chuyển động tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, ông còn “chịu chơi” đến mức mua hẳn một chiếc máy bay Boeing 747 để phục vụ cho một cảnh quay cháy nổ trong phim. Theo ước tính, TENET chỉ có khoảng 300 cảnh quay kỹ xảo, một con số quá khiêm tốn so với nhiều bom tấn hàng đầu Hollywood hiện nay, ví dụ như Avengers: Endgame - hơn 2000 cảnh quay VFX.
Luôn sẵn sàng diện đồ sang xịn như các siêu mẫu hàng đầu thế giới
Không chỉ chỉn chu về mặt nội dung, Christopher Nolan cũng đặc biệt chú trọng về mặt hình thức, và được mệnh danh là một trong những nhà sản xuất phim phong cách nhất cả trước và sau ống kính máy quay. Rất nhiều các dự án của ông đều đòi hỏi diễn viên phải có trang phục lịch lãm, ví dụ như Dom Cobb (Leonardo DiCaprio) trong Inception, Bruce Wayne (Christian Bale) trong loạt phim The Dark Knight hay bộ đôi nhân vật chính trong TENET (John David Washington và Robert Pattinson). Ngay cả những nhân vật phụ trong Dunkirk, do Mark Rylance, Barry Keoghan và Tom Glynn-Carney thủ vai, cũng được “lên đồ” không khác gì những siêu mẫu trang bìa tạp chí Vogue vậy.
Luôn đúng giờ và rất mê đồng hồ đeo tay
Từ các bộ phim mà Nolan từng thực hiện, có thể thấy ông là một người bị ám ảnh bởi thời gian và những khái niệm, những học thuyết liên quan đến nó. Và trên thực tế, vị đạo diễn này là một người luôn đúng giờ trong công việc, và cực kỳ đam mê đồng hồ đeo tay. Ông luôn tìm cách đưa những món phụ kiện này vào trong tác phẩm của mình, ví dụ như chiếc Hamilton Jazzmaster Seaview Chrono Quartz trên cổ tay nam chính của TENET; hay mẫu Hamilton Khaki Navy BeLOWZERO dành cho phản diện cũng trong bộ phim này; CK2129 dành cho Tom Hardy trong Dunkirk; Jaeger-LeCoultre Reverso Grande Taille và Reverso Grande Date dành cho Christian Bale trong loại phim The Dark Knight.
Luôn phải sẵn sàng ghi hình tại địa điểm thực tế
Là một người không thích lạm dụng kỹ xảo, thế nên cũng không có gì khó hiểu khi Nolan luôn ưu tiên ghi hình tại những địa điểm thực tế. Và các diễn viên hợp tác cùng ông cũng phải luôn sẵn sàng rời khỏi phim trường khép kín dễ chịu tại Hollywood để thực hiện những cảnh quay của mình tại khu vực khác, thậm chí là quốc gia khác.
Mặc dù ghi hình thực tế như vậy có thể tạo ra nhiều sự bất tiện, khó khăn hơn, nhưng khi nhìn vào thành quả cuối cùng, có lẽ không ai còn nghi ngờ ghi về quyết định của Nolan. Bối cảnh tại thành phố Chicago đã giúp tạo ra một Gotham u ám, cổ điển cho loạt phim The Dark Knight; hay Paris hoa lệ đã góp phần “đánh bóng” những giấc mơ ảo diệu trong Inception. Trong thời đại mà kỹ xảo đang can thiệp quá sâu vào nhiều bom tấn lớn, các tác phẩm của Nolan vẫn hoàn toàn khác biệt và nổi bần bật, một phần chính là nhờ tư duy và những nguyên tắc làm việc không giống ai mà ông đã áp dụng trong nhiều năm qua.
Nguồn: Looper
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng