Những phát minh hài hước đã giúp "Edison vô dụng" của Trung Quốc trở thành ngôi sao Internet như thế nào?
Một bộ phận không nhỏ nông dân và các tín đồ DIY ở Trung Quốc đã tạo ra tàu ngầm, máy bay hạng nhẹ, robot máy cày và nhiều thứ khác nữa. Nhưng nổi tiếng nhất phải là Cảnh Soái, anh chàng xuất hiện trên cả TV lẫn các nền tảng stream lớn nhất Trung Quốc vì các phát minh chẳng giống ai.
Dù bị người hâm mộ trên Internet gọi là "Edison vô dụng", nhà phát minh Cảnh Soái (không phải Cảnh soái ca trong Quỳnh búp bê) dường như không quan tâm lắm, trái lại anh ta còn thích biệt danh đó.
Cảnh Soái, "Edison vô dụng" của Trung Quốc
"Người ta bảo phát minh của tôi vô dụng, nhưng tôi nghĩ có 2 khía cạnh hữu ích: thực tế và giải trí", người thợ hàn 30 tuổi này đã bỏ việc vào năm ngoái để tập trung hoàn toàn vào việc tạo ra những phát minh gây tranh cãi. Ví dụ như xe máy gắn bồn cầu.
Quốc gia nào cũng có những nhà phát minh. Trung Quốc cũng vậy.
Case smartphone hình dao làm bếp của nhà phát minh Cảnh Soái
Vài phát minh nổi bật của Cảnh Soái: Xe máy gắn bồn cầu, khóa quần biết báo động, tô phở chống động đất...
Một bộ phận không nhỏ nông dân và các tín đồ DIY ở Trung Quốc đã tạo ra tàu ngầm, máy bay hạng nhẹ, robot máy cày và nhiều thứ khác nữa. Nhưng nổi tiếng nhất phải là Cảnh Soái, anh chàng xuất hiện trên cả TV lẫn các nền tảng stream lớn nhất Trung Quốc vì các phát minh chẳng giống ai.
Cảnh Soái thích đứng trong xưởng của mình ở Bắc Kinh và khoe đồ. Từ lược chải đầu hình con dao cho tới dép lào bằng sắt, độc đáo nhất nhì có lẽ là tô phở chống động đất, rung mạnh đến mấy cũng không đổ.
Lớn lên trong gia đình có truyền thống làm cơ khí, Cảnh Soái đã trở thành một kiểu doanh nhân đặc biệt ở Trung Quốc. Anh ta không trực tiếp kiếm tiền từ phát minh của mình, mà từ những video vui nhộn, khoe cách dùng và sự nhảm nhí của những món đồ tự chế.
Hiện tại, Cảnh Soái có gần 2 triệu người theo dõi tính riêng trên nền tảng video Kwai. Cảnh luôn cố gắng tạo ra 1 phát minh mới, 2 - 3 video mỗi tuần.
Anh ta kiếm được khoảng 150 USD (3,5 triệu đồng) cho mỗi lần live-stream, đây là khoản thu nhập rất hời ở nơi một bữa trưa xa hoa chỉ hết khoảng 25 USD (gần 600.000 đồng). Cảnh Soái có thể kiếm đủ để nuôi gia đình - cho vợ và 2 con, chưa kể người anh trai thường xuyên giúp nhà phát minh này quay video.
"Hầu hết mọi người nghĩ rằng tôi là một diễn viên, nhưng tôi vẫn cho rằng mình là nhà phát mình", Cảnh Soái cho biết trong khi chia sẻ thần tượng của anh là nhà phát minh lập dị Nikola Tesla.
Cũng giống như nông dân live-stream về đồng quê, sự công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc cuốn người dân vào vòng quay vội vã và ngày một cô đơn hơn.
"Người Trung Quốc yêu thích các phát minh, nhưng phải đi kiếm tiền nuôi gia đình, hầu như chẳng ai có thì giờ làm việc đó", Cảnh Soái chia sẻ. "Đó là lý do vì sao tôi nổi tiếng - họ xem tôi làm mọi thứ vì trong sâu thẳm, họ cũng yêu thích nó".
Đã từng có một người hâm mộ sống khép kín, gần như cả ngày chỉ ở trong 4 bức tường, đã gửi cho Cảnh Soái 720 USD (gần 17 triệu đồng) như "lời cảm ơn vì đã tạo ra niềm vui cho những kẻ cô độc".
Khi mới nghỉ việc, anh chàng hàn bu-lông, ốc vít lại để làm súng bắn dây chun và đem bán trên WeChat với giá 10 USD. Cảnh Soái còn chế cả tẩu nước để lọc bớt khói thuốc lá nhưng chẳng ai thèm mua, dân mạng chỉ chăm chăm mua loại súng nhảm nhí của anh.
Ban đầu, gia đình rất nghi ngờ quyết định của Cảnh Soái, nhưng dần dần họ đã tin vào nhà phát minh và tham gia sản xuất video. Cứ thế, Internet và live-stream đã khiến bộ mặt nông thông Trung Quốc thay đổi mạnh trong vài năm qua.
Tham khảo SCMP/Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng